Top 40 Các Loại Lan Rừng Đẹp, Quý Nhất Tại Việt Nam   

Nếu bạn là người yêu thích các loại lan rừng hoặc đang muốn tìm hiểu về chúng thì đây là bài viết dành cho bạn. Hơn 40 loại lan rừng trong bài viết này hứa hẹn sẽ đem đến cho bạn những trải nghiệm bất ngờ!

Lan Kiếm Rừng

Lan Kiếm Rừng Tiên Vũ

Lan Tiên Vũ có tên khoa học là Cymbidium finlaysonianum hay còn được biết đến với tên gọi khác là Lan Kiếm Vân Ngọc. Chúng có mùi thơm nhẹ, ra hoa liên tục và màu sắc hoa độc đáo. Loại lan này được ưa chuộng bởi đặc tính dễ trồng và dễ thích nghi với mọi môi trường.

Các Loại Lan Rừng Lan Kiếm Rừng Tiên Vũ

1.

Hoa Lan Kiếm Tiên Vũ có màu vàng và đỏ sẫm, cao khoảng 50 – 60cm và rộng 0.3 – 0.5cm. Thân cây có chiều cao trung bình từ 4 -7cm, độ phình từ 4 – 5cm. Loài cây này xuất hiện ở nhiều nơi tại Đông Nam Á và ở Việt Nam chúng được phân bố rải rác tại các tỉnh như Quảng Ninh, Hòa Bình, Điện Biên,…

Lan Kiếm Rừng 2 Màu

Lan Kiếm Rừng 2 Màu có tên khoa học là Cymbidium Bicolor. Đây là giống phong lan có bộ lá cứng, chiều rộng của lá khoảng 3cm, dài khoảng 70cm. Hoa có màu nâu đỏ và viền vàng, chiều dài lên tới 70cm và mang đến vẻ đẹp lạ mắt.

Các Loại Lan Rừng Lan Kiếm Rừng 2 Màu 

2.

Hoa Lan kiếm rừng 2 màu thường nở vào đầu xuân, nở theo chùm và phân bố tại các vùng núi cao có khí hậu nóng ẩm.

Lan Kiếm Rừng Lô Hội

Lan Kiếm Rừng Lô Hội có tên khoa học là Cymbidium Aloifolium, là dòng lan sống phụ sinh thường mọc trên mặt đất hoặc tạo thành bụi. Hoa của cây mọc thành chùm, mỗi chùm trên 1 nhánh có từ 1 – 2 bông và cách nhau 2 – 3 cm.

Các Loại Lan Rừng Lan Kiếm Rừng Lô Hội 

3.

Đây là dòng lan xuất hiện trên khắp các tỉnh thành của nước ta. Ngoài ra chúng còn có khả năng chịu được khí hậu ở các nước như Ấn Độ, Trung Quốc, Lào và Indonesia.

Lan Kiếm Rừng Treo

Lan Kiếm Rừng treo còn được gọi là Atropurpureum có nguồn gốc xuất phát từ vùng Tây Nguyên Việt Nam. Đây là loài hoa có kích thước nhỏ, mùi thơm quyến rũ và mọc theo chùm có chiều dài từ 30 – 40cm.

Các Loại Lan Rừng Lan Kiếm Rừng Treo 

4.

Hoa Lan Kiếm treo thích hợp với điều kiện khí hậu khô nóng và có khả năng nở hoa liên tục từ mùa hạ cho đến mùa thu.

Lan Kiếm Rừng Hoàng Long đột biến

Lan Kiếm Rừng Hoàng Long đột biến được xem là Quân Vương trong số các loại lan rừng thuộc lan kiếm đột biến tại các khu rừng Việt. Hoa có màu vàng tươi, cánh hoa thuôn dài nổi bật trên nền xanh lá tạo ra nét đẹp thanh nhã.

Các Loại Lan Rừng Lan Kiếm Rừng Hoàng Long Đột Biến

5.

Nếu để ý kĩ về những bông hoa bạn có thể thấy trong mỗi lần nở, hoa Lan Kiếm Rừng Hoàng Long sẽ khác so với các hoa trước. Sự khác biệt này được tạo ra bởi sự thay đổi mùa, cách chăm sóc và độ dinh dưỡng của đất.

Lan Trầm Tím

Lan Trầm Tím hay trong khoa học còn gọi là Dendrobium Nestor, là một trong các loại lan rừng có nét đẹp rực rỡ và quyến rũ tạo giá trị kinh tế cao. Đây là loài lan được trồng và chăm sóc khá phức tạp nhưng khi đã thích nghi với môi trường, chúng được xem là loại cây dễ sống.

Lan Trầm Tím 

6.

Dòng Lan Trầm Tím là sản phẩm lai tạo giữa lan Hoàng Thảo tím và lan Giả Hạc. Chúng có màu trắng tím, nở vào độ từ tháng 3 đến tháng 4, độ bền hoa từ 10 – 12 ngày và thường được mua bán vào những ngày tết.

Lan Giả Hạc

Lan Giả Hạc có tên khoa học là Dendrobium Anosmum, thuộc các loại lan rừng xuất hiện phổ biến nhưng vẫn luôn được nhiều người yêu thích. Loài lan này còn được biết đến với tên gọi là lan Phi Điệp thuộc nhóm lan Hoàng Thảo hoặc một số tên khác như Lưỡng Điểm Hạc, Giả Hạc tím,…

Lan Giả Hạc

7.

Lan Giả Hạc có chiều cao từ 100 – 300cm, lá cây có dạng hình thoi màu xanh bóng, hoa có màu hồng đào và đậm dần từ lớp ngoài vào trong. Giá của loại lan này có thể lên đến hàng chục, hàng trăm triệu bởi vẻ đẹp thanh mảnh và kì lạ của chúng.

Lan Trầm Vàng

Lan Trầm Vàng có pháp danh khoa học là Dendrobium Ochreatum hay còn gọi là hoa Thảo Vàng. Chúng có nguồn gốc từ Thái Lan và Myanmar sau đó lan rộng ra các khu vực khác. Tại Việt Nam lan Trầm Vàng được phân bố ở các vùng cao như Lào Cai, Sơn La, Lai Châu,… có khí hậu khá khắc nghiệt.

Các Loại Lan Rừng Lan Trầm Vàng 

8.

Lan Trầm Vàng ngoài công dụng trang trí và làm đẹp chúng còn được dùng để sản xuất một số loại dược phẩm dành cho sức khỏe và tiêu dùng.

Lan Thảo Kèn

Lan Thảo Kèn có tên khoa học là Dendrobium Lituiflorum, là một trong các loại lan rừng được xem là quý hiếm nhất ở nước ta. Chúng có pháp danh khoa học là Dendrobium Lituiflorum, thân cây lớn, dài từ 60 – 70cm, hoa có màu trắng tím, mềm mại và mọc thành chùm.

Lan Thảo Kèn

9.

Dòng lan Thảo Kèn có tốc độ sinh trưởng và phát triển khá nhanh, khả năng chống chịu khí hậu khắc nghiệt tốt và độ bền của hoa có thể lên đến 15 ngày.

Lan Đơn Cam

Lan Đơn Cam còn có pháp danh khoa học là Dendrobium Unicum, là loài lan thuộc chi lan Hoàng Thảo, xuất hiện chủ yếu ở Việt Nam, Lào và Thái Lan. Đây là loài lan phát triển chậm, hoa có màu cam giống màu lan quân tử với cánh dài nổi bật, mọc theo chùm và mỗi chùm có từ 3 – 4 bông.

Lan Đơn Cam

10.

Hoàng thảo đơn cam sống trong nhiệt độ thấp hơn các loại lan rừng khác. Cây sinh trưởng tốt nhất trong môi trường mát mẻ, không quá nóng. Vì vậy tại Việt Nam chúng được trồng ở các vùng như Tây Nguyên, Gia Lai, Kon Tum.

Lan Trần Tuấn

Lan Trần Tuấn có tên gọi khoa học là Dendrobium tuananhii, là loài lan độc quyền của Việt Nam. Chúng phân bố rộng rãi tại các vùng núi phía bắc như Sơn La, Điện Biên. Cây được phát hiện bởi người có tên là Trần Tuấn Anh và tên gọi của chúng cũng bắt nguồn từ cái tên này.

Các Loại Lan Rừng Lan Trần Tuấn

11.

Lan Trần Tuấn là có kích thước nhỏ. Khi trưởng thành có chiều cao trung bình từ 25 – 30cm. Thân cây mọc thành đốt ngắn, trên các đốt có 3 đường kẻ màu trắng dạng đường thẳng tạo ra nét đặc trưng của loài phong lan này.

Lan Hoàng Thảo Long Nhãn

Lan Hoàng Thảo Long Nhãn có pháp danh khoa học là Dendrobium Fimbriatum. Chúng là một trong các loại lan rừng được phân bố rộng rãi khắp các tỉnh thành. Trên thế giới chúng xuất hiện nhiều ở khu vực Đông Nam Á, Ấn Độ và Trung Quốc.

Lan Hoàng Thảo Long Nhãn

12.

Lan Long Nhãn Hoàng Thảo là loại phong lan khá cao, trong môi trường phù hợp chúng có thể cao tới 2m. Khi còn nhỏ cây con có các chấm đen bám lên rễ tạo sự khác biệt so với các loại lan rừng khác. Lá cây dày,  thuôn dài và cách đều trên các đốt.

Lan Kiều Dẹt

Lan Kiều Dẹt có pháp danh khoa học là Dendrobium sulcatum. Loài phong lan này xuất hiện nhiều ở Việt Nam, Lào và Thái Lan. Đây là dòng lan có giá trị kinh tế cao và được ưa thích bởi vẻ đẹp nổi bật trong các loại lan rừng thuộc lan Kiều.

Các Loại Lan Rừng Lan Kiều Dẹt

13.

Kiều dẹt có kích thước nhỏ và khi trưởng thành có chiều cao lên đến 30 – 45cm. Cây thường nở hoa vào cuối xuân, có màu vàng tươi, viền hoa đỏ sẫm cùng mùi thơm nồng quyến rũ.

Lan Trúc Phật Bà

Lan Trúc Phật Bà có tên khoa học là Dendrobium Pendulum. Cây có khả năng cho hoa từ cuối đông cho đến hết mùa xuân. Hoa có màu tím trắng, cánh hoa trong cùng màu vàng uốn cong, mùi hương dịu và có chiều rộng từ 4 – 7cm.

Lan Trúc Phật Bà

14.

Khác với các loại lan rừng khác, lan Trúc Phật Bà tượng trưng cho sự cao thượng, tấm lòng khoan dung, chính trực và ngay thẳng. Chính vì vậy ngoài việc trang trí cúng còn được dùng làm quà tặng trong các dịp lễ.

Lan Móng Rùa

Lan Móng Rùa trong giới khoa học được gọi với tên Oberonia longibracteata Lindl, thuộc họ lan Orchidaceae. Là loại cây thân thảo, mọc thành bụi với chiều cao từ 50cm. Thân và lá cây có dạng dẹt hình rẻ quạt. Mỗi lá mọc xen kẽ và đối xứng nhau qua hai phía.

Lan Móng Rùa

15.

Điểm độc đáo của loại phong lan này so với các loại lan rừng khác là hoa không thành chùm mà mọc giữa hai lá với từng bông đơn lẻ. Hoa có màu vàng tươi, kích thước nhỏ từ 3-4cm và thường nở vào mùa hè cho đến mùa thu.

Lan Giáng Hương Hồng Nhạn

Lan Giáng Hương Hồng Nhạn có tên khoa học là Aerides Crassifolium, thuộc các loại lan rừng không có mùi hoặc mùi rất nhẹ. Hoa có màu hồng hoặc trắng tím. Một số loài Giáng Hương Hồng Nhạn có màu trắng nhưng rất hiếm tại Việt Nam.

Các Loại Lan Rừng Lan Giáng Hương Hồng Nhạn

16.

Loài hoa này không ra hoa nhiều như các loại lan rừng thông thường. Hoa mọc theo chùm và mỗi chùm hoa có từ 25-30 bông. Khi nở rộ cánh hoa xếp lại giống như hình chim nhạn vì vậy chúng được gọi là Giáng Hương Hồng Nhạn.

Lan Hành Averyanov

Đây là loài phong lan đặc hữu của Việt Nam và chỉ mới được bắt gặp tại tỉnh Gia Lai. Hoa Lan Hành Averyanov có tên khoa học là Bulbophyllum Averyanovii, hoa của chúng mọc thành từng cụm ở gốc thân khi đã rụng hết lá. Mỗi cụm hoa gồm các hoa mọc dày đặc, gồm 5 – 10 bông và dài khoảng 3cm.

Lan Hành Averyanov

17.

Lan Ngọc Điểm

Lan Ngọc Điểm Hải Âu

Ngọc Điểm Hải Âu có tên khoa học là Rhynchostylis Gigantea, là một trong các loại lan rừng ở Việt Nam được săn lùng nhiều nhất. Đây là dòng phong lan có thân khá lớn, lá dài, xếp xen kẽ nhau và tỏa ra từ thân cây. Hoa Ngọc Điểm Hải Âu có màu tím nhạt, mọc thành chùm nhỏ và dài, độ bền có thể lên đến 15 ngày và chúng có mùi thơm dịu.

Lan Ngọc Điểm Hải Âu

18.

Tại Việt Nam dòng lan này được phân bố chủ yếu ở Lâm Đồng. Ngoài ra chúng còn xuất hiện ở các nước như Lào, Campuchia, Thái Lan và các khu vực có khí hậu nóng ẩm.

Lan Ngọc Điểm Đai Châu

Hoa phong lan Đai Châu có tên khoa học là Rhynchostylis Gigantea, thuộc loài hoa bản xứ của các tỉnh thành khu vực miền núi Việt Nam. Chúng nở hoa vào dịp tết Nguyên đán với những chùm hoa màu trắng tím và mùi hương nhẹ nhàng.

Lan Ngọc Điểm Đai Châu

19.

Độ bền của hoa Lan Ngọc Điểm Đai Châu có thể lên đến 30 – 40 ngày khi ở điều kiện thích hợp. Do là loài hoa bản xứ nên khả năng chống chịu của chúng rất tốt hơn các loại lan rừng thông thường và cách chăm sóc khá đơn giản.

Lan Ngọc điểm Đuôi sóc

Lan Đuôi Ngọc Điểm đuôi sóc còn có tên gọi trong khoa học là Rhynchostylis Gigantea hay là Sóc ta. Sở dĩ được gọi như vậy là do hoa của chúng mọc thành từng chùm rủ xuống và dài trông giống đuôi sóc.

Lan Ngọc Điểm Đuôi Sóc

20.

Loài lan này có thân ngắn, lá dài, cứng và xếp khít với nhau từ gốc. Hoa của chúng có màu trắng chứa các đốm màu tím, mùi thơm nhẹ, thường nở vào tháng 4 trong năm và có độ bền khoảng 1 – 2 tuần.

Lan Tuyết Nhung

Hoa lan Huyết Nhung thuộc giống lan đơn thân, phân bổ từ Philippines, New Guinea cho đến Việt Nam. Hoa có màu đỏ son, cánh bên lớn, mặc dù không có hương thơm nhưng chúng có ngoại hình bắt mắt và lâu tàn.

Các Loại Lan Rừng Lan Tuyết Nhung

21.

Nổi bật hơn các loại lan rừng khác, hoa lan Tuyết Nhung có màu đỏ rực rỡ. Chúng tượng trưng cho may mắn và phú quý thường được trồng vào dịp tết hoặc làm quà tặng.

Lan Sứa Ba Răng

Lan Sứa Ba Răng là một trong các loại lan rừng thích ứng được với mọi môi trường. Điểm nổi bật của cây chính là thân cây lùn, lá có các gân đỏ lạ mắt, hoa mọc thành chùm nhỏ màu trắng và mỗi cánh hoa có ba chiếc răng mọc dài.

Lan Sứa Ba Răng

22.

Lan Sứa Ba Răng hiện chỉ mới được tìm thấy tại Vĩnh Phúc vùng Tam Đảo và trở thành một trong các loại lan rừng quý tại Việt Nam. Ngoài công dụng làm đẹp chúng còn có chức năng làm nguyên liệu để sản xuất dược phẩm.

Lan Thanh Đạm

Người ta còn gọi hoa Lan Thanh Đạm với tên gọi khoa học là Coelogyne Mooreana hoặc là lan Tuyết Ngọc. Hoa mọc thành những cụm trắng xóa đẹp mắt, nhụy hoa màu vàng nổi bật cùng với nền lá xanh tạo nên vẻ đẹp tinh khiết.

Lan Thanh Đạm

23.

Mùa xuân là thời gian mà lan Thanh Đạm nở hoa. Khác với các loại lan rừng khác, hoa của chúng sẽ càng nở rộ nếu được ở trong điều kiện ấm áp, mưa ẩm.

Lan Kim Tuyến Sapa

Kim tuyến sapa có tên khoa học là Anoectochilus Chapaensis, là một trong các loại lan rừng quý đã được thêm vào sách đỏ. Loài hoa này xuất hiện ở núi rừng Tây Bắc có thân dài 10 – 20cm, lá có các đường gân hồng và hoa nở thành từng chùm xanh nhỏ.

Lan Kim Tuyến Sapa

24.

Lan Kim Tuyến Sapa có các cụm hoa dài từ 5 – 6 cm và mỗi cụm có độ 4 – 7 bông. Cuống hoa dài khoảng 13cm và có các sợi lông ngắn màu trắng. Với ngoại hình khác biệt và khả năng chịu lạnh tốt, chúng là biểu tượng cho sự bền bỉ và nét đẹp đặc trưng mà không giống các loại lan rừng khác.

Lan Long Tu Lào

Lan Long Tu Lào có tên khoa học là Dendrobium Primulinum, là một trong các loại lan rừng ký sinh. Chúng sinh trưởng thành từng bụi từ các củ dạng hình thoi có màu nâu tím. Cây có chiều dài từ 20 – 30cm, lá dáng dài và nhọn dần về phía đầu lá. Hoa lan Long Tu Lào có màu trắng hồng, thơm mùi hoa nhài và mọc thành cụm từ 2 – 3 bông.

Lan Long Tu Lào

25.

Lan Long Tu Lào phù hợp với môi trường mát mẻ, không có nhiều ánh nắng. Chúng có thể nở hoa trong suốt 4 mùa nếu được chăm sóc đúng cách và hợp lý.

Lan Nhục Sơn Trà

Lan Nhục Sơn Trà còn được gọi với cái tên khá đặc biệt là lan Mật Khẩu Rời Rạc. Đây là một trong các loại lan rừng đẹp và quý hiếm đã được liệt kê vào sách đỏ Việt Nam.

Lan Nhục Sơn Trà

26.

Loài lan rừng này là một trong các loại lan rừng sống bám. Chúng thường bám trên các cây thân gỗ có độ cao 200 – 300m và xuất hiện chủ yếu ở bán đảo Sơn Trà – Đà Nẵng. Hoa có màu trắng sáng cùng nhụy vàng bên trong mang đến vẻ đẹp tinh khiết, tươi mát và tràn đầy sức sống.

Lan Hồ Điệp Ẩn

Lan Hồ Điệp Ẩn có tên khoa học là Phalaenopsis Amabilis, chúng tượng trưng cho những điều tốt lành và khởi đầu thuận lợi. Loài hoa này còn được sử dụng trong phong thủy với ý nghĩa tượng trưng cho tình bạn, sự thành công trong các mối quan hệ và cả trong công việc.

Lan Hồ Điệp Ẩn

27.

Loài phong lan này là một trong các loại lan rừng được tìm mua và săn lùng nhiều nhất ở nước ta. Chúng thường được trang trí trong nhà các dịp đầu xuân hoặc sử dụng làm quà tặng với vẻ đẹp độc đáo.

Lan Tóc Tiên Bắc

Lan Tóc Tiên Bắc trong khoa học có tên là Holcoglossum. Ở Việt Nam chúng được gọi với cái tên độc đáo Tóc Tiên Rừng hay là Phong Lan Tóc Tiên.

Các Loại Lan Rừng Lan Tóc Tiên Bắc 

28.

Lan Tóc Tiên Bắc có nguồn gốc từ Đông Nam Á và Trung Quốc. Chúng thường bám trên thân cây có độ cao từ 1200 -1600m. Hoa có màu trắng, cánh dài mọc thành chùm 5 – 6 bông nhìn từ xa khá giống với hoa ban trắng. Lan Tóc Tiên Bắc nở hoa vào mùa thu đến hết mùa hạ hoặc có thể nở từ đầu xuân đến đầu đông tương tự các loại lan rừng khác.

Lan Hoàng Yến Cam

Lan Hoàng Yến Cam có pháp danh khoa học là Ascocentrum miniatum, thường có mặt ở các tỉnh miền Trung Nam Bộ như Phan Rang, Lâm Đồng. Loại phong lan này trước kia thường xuất hiện ở các khu rừng nóng ẩm và sau này được nhân rộng ra khắp các tỉnh thành.

Lan Hoàng Yến Cam

29.

Hoa Lan Hoàng Yến Cam nỏ vào cuối xuân, đầu hạ. Đây là giống phong lan có thân dài khoảng 20cm, lá dài và dày 1-10cm, hoa có màu vàng cam và có thể nở 25 – 30 bông trên mỗi chùm.

Lan Cẩm Báo

Lan cẩm báo có tên khoa học là Hygrochilus Parishii, nguồn gốc của chúng xuất phát từ Myanmar và lan rộng khắp các nước Châu Á. Tại Việt Nam chúng phân bố ở các tỉnh thành như: Cao Bằng, Sơn La, Hòa Bình,Hà Giang,…

Lan Cẩm Báo 

30.

Lan cẩm báo hay còn gọi là lan Da Báo do cánh hoa có những vết đếm giống như da báo. Chúng có tên khoa học là Hygrochilus parishii, đây Là loại hoa thuộc dòng giáng hương trong số các loại lan rừng. Loài lan này sống phụ sinh, thân đơn, dẹt  thẳng và ngắn khoảng 20 – 30cm. Thân và lá của chúng có thể có màu xanh hoặc vàng tùy thuộc vào lượng ánh sáng và điều kiện sinh sống.

Lan Phượng Vĩ

Lan Phượng Vĩ có tên khoa học là Renanthera Imschootiana Rolfe hay còn gọi với tên là lan Huyết Nhung Trơn. Khác với các loại lan rừng thông thường, chúng vào mùa nở hoa sẽ trông giống một ngọn lửa đỏ rực. Bên cạnh đó loài cây này cũng nở hoa vào mùa hè chính vì vậy mà có tên là Phượng Vĩ.

Lan Phượng Vĩ

31.

Lan Phượng Vĩ là giống phong lan đơn thân, thân cây phân đốt và có lá mọc đối xứng trên thân. Đây là loại lan ưa sáng mạnh nhưng khả năng dự trữ nước kém. Tuy nhiên chúng có khả năng chịu nóng, chịu hạn tốt.

Lan Quế Lan Hương

Lan Quế Lan Hương có tên khoa học Aerides Odorata. Đây tiếp tục là loài lan đơn thân trong các loại lan rừng và thuộc chi Giáng hương. Sở dĩ được gọi với cái tên này là do hoa của chúng có mùi quế đặc biệt. Quế Lan Hương có nguồn gốc từ Lào và các tỉnh miền Trung sau đó lan rộng trên khắp cả nước.

Các Loại Lan Rừng Lan Quế Lan Hương

32.

Hoa Lan Quế Lan Hương mọc thành từng chùm có chiều dài khoảng 15 – 20cm gồm các bông đơn có cỡ từ 2 – 3cm ghép lại với nhau. Hoa mới nở có màu xanh lá nhạt sau đó chuyển màu trắng ngà và khi càng già hoa càng có màu vàng đậm.

Lan Thạch Hoa

Hoa Thạch Lan hay còn được gọi là Thạch Lan Lithops hay là Đá Sống bởi chúng vì chúng trông như những bông hoa được gắn lên các viên sỏi. Hoa Lan Thạch Hoa có đa dạng màu nhất trong các loại lan rừng như vàng, trắng, tím,… mang đến vẻ đẹp lạ mắt.

Lan Thạch Hoa

33.

Lan Thạch Hoa có nguồn gốc từ Nam Phi sau đó được nhân giống và trồng tại nhiều quốc gia Đông Nam Á. Ngoài việc trang trí sân vườn loài phong lan này tại Việt Nam thường được đặt tại các bàn làm việc, sảnh công ty,…để tạo ra không gian đẹp.

Lan Van Đa

Hoa Lan Van Đa còn có tên khoa học là Vanda lamellata, là loại lan được biết đến từ rất lâu trong số các loại lan rừng ở nước ta. Chúng có nguồn gốc từ Thái Bình Dương và các nước Châu Á. Hiện nay loài cây này được trồng tại nhiều nước như Himalaya, Lào, Trung Quốc.

Các Loại Lan Rừng Lan Van Đa

34.

Điểm độc đáo của loài cây này là chúng có thể sống trong nước mà không cần đất. Chúng không chỉ được yêu thích bởi hình dáng tán tròn độc đáo mà còn còn có những chùm hoa màu hồng rực rỡ tạo nên một sự thu hút kì lạ.

Lan Tam Bảo Sắc

Tiếp tục là giống phong lan thuộc chi Giáng Hương có tên khoa học là Aerides falcata hay còn gọi là Tam Bảo Sắc. Sự khác biệt của Lan Tam Đảo Sắc so với các loại lan rừng thông thường là chúng có khả năng sinh trưởng và phát triển nhanh chóng. Ngoài ra loài cây này cho hoa liên tục và xanh tốt suốt bốn mùa trong năm.

Lan Tam Bảo Sắc

35.

Điểm khác biệt của dòng phong lan này với các loại lan rừng khác là chúng có bộ rễ dài lên đến 60 – 70cm khi ở nơi thoáng mát và có độ ẩm cao. Lá cây dạng mỏng, đầu tròn, hoa có màu trắng tím, mọc từng chùm dài và có mùi hương ngọt ngào. Chúng thường nở vào dịp đầu xuân và kéo dài cho đến giữa mùa hạ.

Lan Thủy Tiên Tím

Lan Thủy Tiên Tím trong khoa học có tên là Callista amabile, chúng còn được biết đến khá rộng rãi ở Việt Nam với tên gọi là Kiều Tím. Đây là loại phong lan được ưa chuộng nhất nhì trong tổng số 11 các loại lan rừng thuộc dòng lan Thủy Tiên.

Lan Thủy Tiên Tím

36.

Lan Thủy Tiên Tím được có màu hoa tím nhạt, nhụy vàng, các bông hoa xếp khít trên môi cành hoa và rũ xuống một cách thu hút. Chúng thuộc loại lan dễ trồng, dễ sinh trưởng trong các điều kiện môi trường khác nhau.đặc biệt với khí hậu các tỉnh miền Nam.

Lan Hạc Vỹ

Lan Hạc Vỹ được gọi với tên khoa học là Dendrobium aphyllum. Điểm khác biệt của chúng so với các loại lan rừng khác là chiều dài ấn tượng có thể lên đến 1m. Loại lan này sống phụ sinh và có thân hình trụ đường kính từ 1 – 2cm.

Các Loại Lan Rừng Lan Hạc Vỹ

37.

Loại phong lan này là một trong các loại lan rừng phát triển mạnh vào khoảng thời gian chuyển giao giữa mùa xuân và mùa hè. Tuy nhiên chúng cũng có thể tươi tốt và nở hoa suốt bốn mùa nếu được chăm sóc trong môi trường thuận lợi.

Lan Hồ Điệp Rừng

Lan Hồ Điệp rừng hay Lan Hồ Điệp nói chung, có pháp danh khoa học là Phalaenopsis Blullle. Chúng được biết đến với hơn 60 loài thuộc các loại lan rừng khác nhau và dần được biết đến ngày càng nhiều nhờ quá trình lai tạo. Giống lan này có nguồn gốc từ các nước Đông Nam Á, Ấn Độ và Australia sau đó có mặt tại các vùng có khí hậu nóng ấm.

Lan Hồ Điệp Rừng

38.

Lan Hồ Điệp rừng thuộc giống lan ưa tối, tuy phát triển ở những khu vực nóng ấm nhưng chúng có khả năng chịu sáng kém. Khi sống trong môi trường thích hợp, hoa lan Hồ Điệp Rừng có thể tươi trong vòng 2 – 3 tháng với thương thơm nhẹ nhàng và quyến rũ.

Lan Căn Diệp Rừng

Lan Căn Diệp Rừng có tên khoa học là Taeniophyllum Gandulosum, đây là một trong các loài lan rừng thuộc họ Căn Diệp – Họ Lan quý hiếm ở Việt Nam. Căn Diệp Rừng thường mọc trên các thân cân sống trong các khu rừng có độ cao trung bình từ 500 đến 800m.

Lan Căn Diệp Rừng

39.

Hoa Lan Căn Diệp Rừng có 2 màu chủ yếu là xanh và vàng, lá cây có hình tam giác, đẹp mắt và thu hút.

Lan Vũ Nữ

Lan Vũ Nữ có pháp danh khoa học là Arachnis Annamensis. Sở dĩ loài lan này được gọi là Lan Vũ Nữ là vì hình dáng hoa đẹp và mỏng manh như một cô vũ công đang nhảy múa.

Lan Vũ Nữ

40.

Màu hoa Lan Vũ Nữ tương đối đa dạng, tuy nhiên hoa không có mùi thơm đậm như các loại lan rừng khác mà chỉ thoang thoảng, nhè nhẹ như thanh kẹo socola đen.

Trên đây là thông tin về đặc điểm chính của 40 loài trong các loại lan rừng mà bạn có thể quan tâm. Hy vọng rằng đây sẽ là nội dung mà bạn đang tìm kiếm để chọn được cho mình một giống phong lan đẹp và ý nghĩa. Chúc bạn có một ngày học tập và làm việc hiệu quả!

Chúng tôi sẽ rất vui khi nghe những suy nghĩ của bạn

Để lại trả lời

ReviewChuẩn.VN website review sản phẩm
Logo