Cây bồ công anh là loài thực vật phổ biến tại Việt Nam. Nó không những mang nhiều tác dụng tốt mà còn có vẻ ngoài đẹp quyến rũ, không quá nổi bật nhưng cực kỳ cuốn hút. Cùng tìm hiểu về loài cây này qua những thông tin sau.
Tìm hiểu về cây bồ công anh
Tên gọi, xuất xứ
Bồ công anh hay còn được gọi là cây diếp dại, diếp hoang, mũi mác, rau bồ cóc, rau mũi cày,… có tên khoa học là Lactuca Indica, thuộc họ nhà cúc. Cây có tuổi thọ ngắn, thường được dùng như một loại thảo dược hoặc 1 loài hoa trang trí.
Bồ công anh có nguồn gốc từ các nước ôn đới ở khu vực Đông Nam Á, miền nam Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Siberi, Mỹ và Pháp. Ở Việt Nam, loài cây này mọc dại ở khắp nơi, nhiều nhất là ở phía Bắc, Bắc Trung Bộ và Tây Bắc. Nó chủ yếu sống ở những vùng đất ẩm ướt hoặc đất bồi ven sông.
Phân loại
Tại Việt Nam, người ta tìm thấy 3 loài bồ công anh phổ biến. Đó là bồ công anh Việt Nam, bồ công anh Trung Quốc và bồ công anh chỉ thiên. Đặc điểm cụ thể của từng loài này sẽ được đề cập đến ngay dưới đây.
Bồ công anh Việt Nam (Bồ công anh hoa trắng)
Đây là loại cây bồ công anh phổ biến nhất tại Việt Nam. Nó có thân thẳng, chiều cao trung bình từ 60 đến 100cm. Lá cây hình mũi mác, mặt trên lá có màu nâu đậm còn phía dưới thì có màu nâu nhạt hơn một chút. Phiến lá có hình răng cưa đều, tựa như răng sư tử.
Hoa bồ công anh Việt Nam có màu trắng ngà, dạng hình cầu, mọc thành từng cụm. Tạo nên một chùm bông lớn gần bằng 2 đầu ngón tay. Bông khi nở rất dễ rụng, chỉ một cơn gió nhỏ thổi qua cũng đủ sức để cuốn những cánh hoa bay đi khắp muôn nơi. Nhìn từ xa, những bông hoa trắng trông giống như những bông cúc họa mi, mỏng manh và đẹp thánh thiện.
Bồ công anh Trung Quốc (Bồ công anh hoa vàng)
Vẻ ngoài của cây bồ công anh Trung Quốc gần như là khác hẳn với những hình dung của đại đa phần mọi người về loài cây công anh truyền thống. Loại cây này có tên khoa học Taraxacum Officinale thuộc chi Địa Đinh, họ cúc. Ngoài tên gọi bồ công anh Trung Quốc, ở Việt Nam người ta còn gọi loại cây này là bồ công anh lùn hay bồ công anh hoa vàng. Trông chúng gần giống như những bông hoa hướng dương cỡ nhỏ.
Bồ công anh Trung Quốc có thân thẳng, ngắn chỉ đạt chiều cao từ 40 đến 60cm, không phân nhánh. Lá cây không mọc từ cành mà mọc từ rễ lên, có màu xanh đậm. Đạt chiều dài từ 15 đến 30cm, rộng từ 4 đến 6cm. Phiến lá phẳng, mép lá có dạng răng cưa nhưng không đều như công anh trắng. Nhìn bên ngoài, lá cây giống như bị xé rách. Rễ bồ công anh lùn là rễ chùm, trông gần giống như hình trụ thuôn dài.
Hoa bồ công anh Trung Quốc có màu vàng óng, gồm nhiều cánh chụm lại, trông gần giống hoa cúc vàng. Quả hình bầu dục, màu nâu đen, có chiều dài từ 3 đến 4cm, phát tán nhờ gió.
Bồ công anh chỉ thiên (Bồ công anh hoa tím)
Cây bồ công anh chỉ thiên hay cỏ lưỡi mèo, cỏ nhọ nồi, cỏ lưỡi chó có tên khoa học là Elephantopus scaber L, cũng thuộc họ cúc. Nó phân bổ chủ yếu ở miền Nam Việt Nam hoặc một số tỉnh trung du miền núi phía Bắc. Có đặc điểm bên ngoài trông gần giống như bồ công anh Trung Quốc. Tuy nhiên hoa của nó lại có màu tím chứ không phải màu vàng. Cấu tạo đài hoa và bông của nó cũng khác.
Bồ công anh chỉ thiên có phiến lá dài từ 6 – 12cm, rộng từ 3-5cm. Lá cây có hình thìa, 2 mặt đều có lông nhỏ màu trắng. Cũng mọc từ dưới rễ lên. Thân cây thẳng, không nhánh, tương đối nhỏ. Quả bồ công anh tím có hình thoi, gồm 10 cạnh lồi.
Thành phần
Phía trên, Review chuẩn có nhắc đến việc bồ công anh được sử dụng như một loại thảo dược quý. Lý do cho điều này là bởi loài cây này chứa rất nhiều thành phần tốt cho sức khỏe. Chẳng hạn như:
- Vitamin A, B, C, K
- Chất béo, tinh bột, đường thực vật
- Các loại khoáng chất như Sodium, Magie, Sắt
- Carotene, Lactucopicrin, β-amyrin, Germanico, Taraxasterol
- Đặc biệt hàm lượng nước chiếm đến 91.8%
Tác dụng cây bồ công anh
Hỗ trợ điều trị tiểu đường
Trong thành phần của cây bồ công anh có một lượng lớn hoạt chất có thể kích thích quá trình tiết Insulin của tuyến tụy. Và giúp giữ lượng đường trong máu luôn ở mức ổn định. Nhờ đó giúp giảm thiểu tình trạng thiếu hụt Insulin gây bệnh tiểu đường.
Khi dùng bồ công anh với mục đích hỗ trợ điều trị tiểu đường, bạn nên dùng thân, lá hoặc rễ bồ công anh đã phơi khô. Thêm một vài nụ hoa cúc. Sau đó hãm trà để uống như một loại trà bình thường. Trà bồ công anh có vị đắng nhẹ, tương đối dễ uống. Để hiệu quả đạt cao nhất, bạn nên dùng loại trà này hàng ngày, thời điểm tốt nhất là sau khi ăn sáng khoảng 30 phút.
Trong quá trình sử dụng bồ công anh để trị bệnh tiểu đường, bạn nên kết hợp sử dụng các loại máy đo đường huyết. Nó sẽ giúp bạn theo dõi và đánh giá tác dụng của hoa với sức khỏe.
Hỗ trợ điều trị các bệnh lý đường tiêu hóa
Bên trong rễ, thân và lá bồ công anh có nhiều chất xơ và vitamin C. Chất xơ giúp đẩy nhanh quá trình đào thải độc tố, trong khi đó vitamin C lại giúp tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên ở đường ruột. Nhờ đó mà các bệnh lý về đường tiêu hóa được phòng ngừa khi bạn sử dụng bồ công anh. Không những thế, trà bồ công anh còn giúp đẩy nhanh quá trình trao đổi chất, ngăn ngừa tình trạng béo phì. Đồng thời giúp bạn có một vóc dáng thon gọn hơn.
Cây bồ công anh tốt cho xương
Trong loài hoa này, giàu các chất như: canxi, sắt, kali,… Mà những thành phần này đều rất cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của xương. Do đó, đây là một loại có thực vật có khả năng bảo vệ tốt cho xương. Cũng như chống lại các gốc tự do độc hại làm hạn chế quá trình lão hóa sớm của xương.
Cung cấp vitamin K tốt cho tim mạch, chống ung thư
Vitamin K là một trong những loại vitamin thiết yếu của cơ thể. Bởi nó giúp hệ tim mạch hoạt động ổn định, chống đông máu và hạn chế sự hình thành của các gốc tự do gây nên ung thư. Trong thành phần của bồ công anh có rất nhiều vitamin K và theo nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Windsor Canada vào năm 2011. Thì vitamin K có trong bồ công anh hoàn toàn có thể giúp giảm thiểu sự phát triển của các tế bào ung thư. Đến năm 2014, điều này lại được chứng minh thêm một lần nữa với một nghiên cứu được thực hiện bởi hơn 7000 đang mắc ung thư.
Giải độc cơ thể, hạn chế tình trạng mụn nhọt
Bồ công anh cung cấp các khoáng chất và vitamin giúp cho quá trình dự trữ axit amino và tổng hợp, chuyển hóa cholesterol, chất béo bên trong gan diễn ra nhanh hơn, đảm bảo hơn. Từ đó giúp gan trở nên khỏe mạnh, thải độc nhanh chóng. Từ đó hạn chế tối đa tình trạng mụn nhọt, nóng trong. Đem đến một cơ thể đẹp và khỏe mạnh hơn.
Chống nhiễm trùng da
Theo các nghiên cứu đã được chứng minh, phần sáp lỏng thu được sau khi con người chạm vào cây bồ công anh có thể giúp sát trùng vết thương, chống nhiễm trùng hiệu quả. Bởi trong thành phần của cây có chứa nhiều hoạt chất kháng khuẩn và vitamin C tương tự như trà hoa vàng. Giúp quá trình đào thải chất độc, vi khuẩn gây bệnh diễn ra nhanh và hiệu quả hơn. Vì thế nên những ai không may bị các vết cắt làm chảy máu, hoặc bị thương trên da. Có thể lấy phần sáp này bôi lên vùng bị thương để phòng tránh nhiễm trùng.
Dùng cây bồ công anh làm thực phẩm chế biến món ăn
Điều này có làm bạn bất ngờ? Trên thực tế người ta chỉ nghĩ bồ công anh là một loài cây dại, khó có thể chế biến thành món ăn. Nhưng nếu bạn lấy phần lá non của bồ công anh Việt Nam (bồ công anh thân cao) về rửa sạch. Sau đó xào chung với tỏi và thịt, thì chắc chắn bạn sẽ phải bất ngờ về hương vị của nó – Đặc biệt theo cách riêng. Bởi trong lá bồ công anh có nhiều hợp chất tốt cho cơ thể, nên món ăn này cũng bổ sung thêm nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe của bạn.
Cung cấp vitamin A giúp sáng mắt
Vitamin A là loại vitamin cực kỳ quan trọng cho sự phát triển của mắt. Thiếu vitamin A có thể gây nên một số bệnh lý như: viêm loét giác mạc, suy giảm thị lực nhất là vào ban đêm với bà bầu,… Vì thế nên với một loài cây mang rất nhiều vitamin A trong thành phần cấu tạo. Thì lựa chọn thông minh là không nên bỏ qua nó phải không nào?
Ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu
Khi sử dụng bồ công anh kết hợp cùng với thảo dược Uva Ursi sẽ sinh ra các hợp chất giúp ngăn ngừa và phòng chống nhiễm trùng đường tiết niệu hiệu quả. Những ai gặp các bệnh lý liên quan đến rối loạn bàng quang và nang ở cơ quan sinh sản cũng có thể sử dụng phương thuốc này. Đảm bảo tình trạng viêm, nhiễm trùng sẽ thuyên giảm một cách tối đa.
Đem đến sự tỉnh táo như dùng cà phê
Chắc hẳn, có rất nhiều bạn sẽ rất bất ngờ về tác dụng này của bồ công anh. Tuy nhiên, đúng như vậy! Khi lấy phần rễ của cây rang lên cho đến khi có màu nâu đen, sau đó ngâm trong nước nóng và lọc cặn hết. Thì sẽ cho ra một loại thức uống có chứa một ít chất caffeine giúp tăng sự tỉnh táo và tập trung. Đặc biệt, trong cà phê có chứa một số chất gây các phản ứng tiêu cực nhưng với loài này thì hầu như không có. Do đó, nếu có thể bạn nên sử dụng trà này để thay thế cafe.
Trồng và chăm sóc bồ công anh như thế nào?
Đa phần các loại cây bồ công anh được tìm thấy là ngoài tự nhiên. Nhưng bởi nó có rất nhiều tác dụng tốt với cơ thể con người. Nên người ta bắt đầu tìm cách để trồng và chăm sóc loài cây này. Để vừa làm đẹp không gian sống lại tạo ra nguồn dược liệu cho riêng mình.
Cây giống
Vì bồ công anh là loài cây phát tán bằng hạt, nên bạn có thể chọn giống cây bằng hạt. Ở ngoài cửa hàng hoặc các tiệm bán cây cảnh có bán rất nhiều hạt bồ công anh. Nên bạn rất dễ để tìm mua. Trước khi quyết định mua, bạn cũng nên xem xét các đặc điểm của hạt, đặc biệt là đừng quên hỏi thời gian hạt được đóng vào túi. Để chắc chắn rằng hạt bồ công anh vẫn có thể nảy mầm và phát triển tốt.
Đất trồng
Cây bồ công anh có thể được trồng trên nhiều loại đất khác nhau. Tuy nhiên loại đất trồng tốt nhất để trồng bồ công anh là đất mùn, tơi và nhiều chất dinh dưỡng. Loại đất này có độ thông thoáng cao, hạn chế được tình trạng úng nước. Bạn cũng có thể trộn thêm một số chất mùn hữu cơ để tăng thêm độ dinh dưỡng cho cây.
Nước tưới
Bồ công anh không phải là loại cây ưa ẩm. Thế nên bạn không cần phải tưới nước cho cây quá nhiều lần. Nếu thời tiết mùa hè nóng bức, thoát hơi nước nhiều bạn có thể tưới cây từ 1-2 lần/ tuần. Còn nếu trời mưa ẩm, thì chỉ nên tưới 2 tuần/1 lần.
Ánh sáng
Với ánh sáng, bồ công anh không có yêu cầu gì đặc biệt. Nhưng sẽ là tốt nhất khi cây được tiếp xúc thường xuyên với ánh sáng mặt trời. Giống như cái cách nó tự sinh trưởng và phát triển trong tự nhiên.
Chế độ bón phân
Nếu đất trồng bồ công anh được đảm bảo thì bạn không cần phải bón phân cho cây. Bởi thời gian sinh trưởng và phát triển của bồ công anh cũng tương đối ngắn. Còn nếu trồng ở đất nghèo dinh dưỡng, thì tốt nhất bạn nên bón phân NPK cho cây. Mỗi lần chỉ bón với một lượng vừa phải, cách nhau từ 15-20 ngày.
Thông tin thêm
1. Sự tích cây bồ công anh
Thật ra có rất nhiều câu chuyện kể về sự tích về loài hoa này. Tuy nhiên, câu chuyện ý nghĩa nhất vẫn là: sự tích bồ công anh về ước nguyện hoàng đế. Kể rằng:
Cũng lâu lắm rồi, từ khi mới hình thành nên các quốc gia và đang cố gắng cũng cố sự phồn thịnh của vương quốc mình. Ở một đất nước nọ, có một gia đình của vị quan có 2 người con trai: một người đã được 14 tuổi và người con trai còn lại vẫn còn nhỏ. Cuộc sống vẫn đủ ăn, đủ mặc êm đềm trôi qua. Mãi cho đến một hôm, người cha gọi và hỏi đứa con trai lớn rằng:
“Theo con, sống trên đời thì việc gì là trọng đại nhất đối với một người con trai?”
– Người con trai đáp:
“Nếu là một người con trai thì phải rèn luyện và học tập. Còn nếu là một người đàn ông thì phải giữ được cốt cách của một người con trai”
– Người cha vui vẻ và hỏi tiếp:
“ Vậy thì con biết mình nên sống như thế nào rồi đúng không?”
“Dạ thưa cha” – người con trai đáp lại
Sau một quãng thời gian khá lâu, người con trai trải qua biết bao nhiêu thử thách, cam go. Bây giờ cũng đã ở thành một người đàn ông thực sự rồi. Trong tâm trí chàng bây giờ ấp ủ bao nhiêu mơ ước, hoài bão. Do đó chàng quyết định ra đi để tìm chỗ đứng riêng cho mình, muốn một cuộc sống tự lập. Trải qua hàng nghìn trận chiến, đi qua bao nhiêu vùng đất, những gì chàng đạt được ngày một lớn mạnh. Cuối cùng, người con trai đã xây dựng được một đế quốc riêng cho mình.
Thời gian dần trôi, mải mê với việc chinh chiến, cố gắng củng cố đất nước mà mái tóc xanh lúc trước bây giờ đã dần chuyển sang màu trắng ngà. Lúc này, khi đang dừng chân nghỉ lại ở một ngôi nhà nhỏ, ông chợt hồi tượng lại kí ức năm xưa. Trong đầu ông bây giờ là hàng loạt những câu hỏi về những điều mình chưa làm được, cũng như nhớ người thân người bạn, những người mà ông chưa làm được gì cho họ…
Khi ánh trăng dần treo lên cao, ông gọi người thân cận lại và nói rằng:
“Khi ta chết, hãy chôn ta ở dưới cánh đồng thảo nguyên tại quê nhà. Ta muốn hồn ta được về với quê hương nơi mình được sinh ra. Dù có đi đến đâu, ta cũng muốn có một ngày trở lại mảnh đất đó”
“Ta muốn gửi phần hồn ta cho gió, cho cha mẹ, cho người ta yêu và kể cả những người ta lỡ hẹn hoặc không đúng…
Không bao lâu sau, vị hoàng đế đã băng hà. Theo lời căn dặn, ông đã được chôn tại vùng thảo nguyên rộng lớn nơi ông được sinh ra. Ít lâu sau, từ nơi ông chôn cất, mọc lên một loài hoa lạ. Khi nở thì hoa giống như những chiếc răng của sư tử. Trái lại, khi tàn thì những cánh hoa này bay theo làn gió. Vì thế, sau này người ta đặt tên hoa là hoa Bồ Công Anh – nơi gửi gắm những lời mong ước.
2. Bồ công anh nở vào mùa nào?
Thời điểm bồ công anh nở rộ nhất là vào mùa hè, thường thì là tháng 3 hàng năm. Đến cuối tháng 5 là hoa bắt đầu tàn và bắt đầu bay theo chiều gió. Những cánh bồ công anh mỏng manh bay theo gió tạo thành khung cảnh lãng mạn, mộng mơ. Lúc này cánh đồng hoa sẽ chỉ còn những đài hoa trơ trọi và màu xanh của lá cây.
3. Có thể nhận biết cây bồ công anh bằng những đặc điểm nào?
Để nhận biết cây bồ công anh, bạn có thể căn cứ vào đặc điểm của từng loại bồ công anh. Chẳng hạn như màu sắc của hoa, độ dài của thân, hình dáng lá,… Cụ thể: bồ công anh Việt Nam có thân cao, hoa màu trắng tinh khiết. Còn bồ công anh Trung Quốc có thân lùn hơn, màu vàng ấm áp. Còn bồ công anh chỉ thiên có hoa màu tím, thân thấp, lá nhỏ và phiến có ít răng cưa.
4. Cách thu hái, chế biến bồ công anh
Cách thu hái
Thời điểm thu hái cây bồ công anh tốt nhất vào cuối mùa thu đầu đông, phù hợp nhất là tháng 10. Đây là thời gian cây phát triển mạnh mẽ, có thể cho ra nhiều thành phần tốt nhất. Rễ, thân và lá của bồ công anh là dược liệu quý. Chính vì thế bạn cần phải nhấc toàn bộ cây ra khỏi mặt đất. Riêng với phần rễ cây, bạn cần phải đào một chiếc hố bên cạnh, để đảm bảo phần rễ này không đứt. Nếu rễ bồ công anh đứt thì có thể tiết ra chất dịch Heterophilic – Chất dịch quý có trong cây. Làm ảnh hưởng đến chất lượng thu hái. Còn đối với thân cây, thì sau khi lấy bồ công anh ra khỏi đất, nên chặt thân cây thành từng đoạn dài, loại bỏ lá. Rồi đem đi sấy khô ngay lập tức.
Khi thu hái nên chọn những ngày trời mát và tốt nhất là thu hát vào buổi sáng. Để tránh cây bị héo, ảnh hưởng đến các thành phần bên trong.
Cách chế biến
Với bồ công anh, có 2 cách chế biến phổ biến. Đó là pha trà hãm lấy nước uống. Hoặc lấy lá để chế biến thành món ăn bổ dưỡng, thơm ngon.
Đối với pha trà hãm lấy nước, bạn có thể kết hợp rễ, thân, lá bồ công anh đã phơi khô cùng nụ hoa cúc, hoa hồng thường hoặc hoa hồng cổ, đường. Để tạo thành một ấm trà thơm ngon, tốt cho sức khỏe. Cách pha trà tương đối đơn giản. Trước hết bạn cần đun sôi hỗn hợp nước với rễ, thân hoặc lá bồ công anh. Sau đó bắc xuống và chờ đến khi nước giảm xuống còn 80 độ C thì cho hoa hồng, hoa cúc vào. Đến khi còn từ 30-35 độ C thì cho tiếp đường (nếu thích uống ngọt) và sử dụng ngay. Thật đơn giản phải không nào?
Với chế biến bồ công anh thành món ăn thì nguyên liệu chính bạn sử dụng là lá bồ công anh. Bạn có thể xào, luộc hoặc làm salad như những món ăn bình thường. Hương vị của nó quyến rũ và đặc biệt đến bất ngờ.
5. Một số bài thuốc với cây bồ công anh
Thuốc bồ công anh trị mụn nhọt
- Phương thuốc: 20g rễ của cây này, 12g thương nhĩ tứ, 6g cam thảo, 12g tang diệp
- Cách thực hiện: Đun sôi 1 lít nước cùng với tất cả các nguyên liệu này trong khoảng 20 phút. Uống thay thế nước trong ngày
Thuốc bồ công anh hỗ trợ trị ung thư
- Phương thuốc: 20g rễ khô hoặc 50g rễ tươi của cây này. Hoặc có thể sử dụng thêm một vài vị thuốc như: 15g bán chi liên, 40g xạ đen, 30g bạch hoa xà,…
- Cách thực hiện: Sắc chung tất cả nguyên liệu này cùng 1.5 L nước. Chia ra nhiều cần và uống hết trong ngày
Bài thuốc điều trị tắc tia sữa
- Phương thuốc: 40g lá tươi của cây này
- Cách thực hiện: Rửa sạch và sau đó vắt hoặc xay lấy nước uống, còn phần bã đắp lên ngực. Làm 2-3 lần liên tục trong ngày và duy trì 2 – 3 ngày
Bài thuốc trị đau dạ dày
- Phương thuốc: 20g lá của hoa này, 8g mai mực, 12g lá khôi, 6g cam thảo, 6g vỏ quýt, 8g nghệ vàng.
- Cách thực hiện: Cho tất cả các nguyên liệu vào sắc cùng 3 chén nước. Sau đó, sắc cạn chỉ còn một chén. Uống 2 lần/1 ngày
Bài thuốc hỗ trợ trị bệnh đái tháo đường
- Phương thuốc: 20 – 25g lá tươi hoặc 10 – 15g lá khô
- Cách thực hiện: Sắc lá công anh chung với 1.5 lít nước, để cạn đến 1 lít rồi đem ra uống.
4. Đối tượng nên và không nên dùng cây bồ công anh
Đối tượng nên sử dụng cây bồ công anh
Bồ công anh sẽ cho tác dụng tốt nhất với các đối tượng sau:
- Người đang thiếu các loại vitamin A, C, K, thiếu các khoáng chất như Sắt, Magie
- Người đang bị mụn nhọt, lở loét, ngứa toàn thân
- Người bị rắn cắn
- Người đang bị đau dạ dày, ung thư
- Người đang bị táo bón
- Người bị viêm kết mạc
Đối tượng không nên sử dụng bồ công anh
Những người thuộc các trường hợp sau không nên sử dụng loại cây này:
- Người bị mẫn cảm với các thành phần tự nhiên có trong cây
- Trẻ em dưới 10 tuổi, phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai và đang cho con bú
- Người đang hoặc có tiền sử bị bệnh cao huyết áp, suy tim cấp
- Người đang có bệnh đái tháo đường, bị mất cân bằng điện – nước sinh lý
- Người bị tắc ruột, tắc ống dẫn mật hoặc dị ứng với nhựa cao su
5. Phản ứng phụ có thể xảy ra khi dùng bồ công anh sai cách
Những bạn dị ứng với phấn hoa thì nên tránh xa loài hoa này. Bởi chúng sẽ gây các hiện tượng như: phát ban, da mẩn đỏ, khó thở… nếu tiếp xúc trực tiếp với da. Tuy là bồ công anh rất tốt nhưng nếu sử dụng quá nhiều khoảng 13 gram trở lên thì có thể sẽ xuất hiện các phản ứng phụ không mong muốn như: nôn mửa, chán ăn, sỏi mật,… Hoặc các phản ứng vật lý từ cơ thể như: viêm da, mẫn cảm da,…
Đặc biệt, nếu bạn đang sử dụng các loại thuốc như: thuốc kháng sinh, thuốc gan,.. thì tránh sử dụng bồ công anh. Bởi vì loài hoa này có dược tính nên sẽ tương tác không tốt đến các loại thuốc đó. Dẫn đến mất khả năng phát huy tính năng của thuốc và tệ hơn có thể xuất hiện các triệu chứng nặng như: đánh trống ngực, ngất xỉu,..
6. Lưu ý khi sử dụng cây bồ công anh
- Bạn nên sử dụng đúng liều lượng cho phép để tránh các tác hại khôn lường
- Đặc biệt, nếu đang dùng bồ công anh để chữa bệnh thì bạn không nên ăn kèm một số loại thực phẩm như: rau muống, đỗ xanh, chất cay hoặc các loại rượu, bia. Bởi vì chúng sẽ làm phản tác dụng hoặc mất các dụng của thuốc
- Tránh sử dụng loại thuốc này với các loại thảo dược như: danshen, bạch quả, bạch dương, sâm,… vì sẽ ảnh hưởng đến quá trình đông máu
- Nếu bạn đang sử dụng thuốc theo toa, bạn phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng loài hoa này
Mong rằng với những thông tin vừa rồi về cây bồ công anh, bạn đọc đã có thêm nhiều kiến thức hữu ích. Nếu còn thắc mắc, liên hệ với Reviewchuan ngay bạn nhé!
sp tot nhu shop qc.
Giao hàng hơi chậm
hang như mô ta
OK
OK
OK.