Đau dạ dày là một trong những bệnh tiêu hóa có tỷ lệ người mắc cao nhất và ai cũng có thể mắc loại bệnh này. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn biết và hiểu rõ đau dạ dày nên ăn gì, nên kiêng gì. Theo dõi ngay nhé!
Bệnh đau dạ dày là bệnh gì?
Dạ dày được biết đến là bộ phận nội tạng bên trong con người và có chức năng là tiêu thụ thức ăn, để tạo ra năng lượng sống. Vì thế nên bộ phận này phải chịu một áp lực công việc rất lớn và rất dễ bị tổn thương bởi các yếu tố từ bên trong lẫn bên ngoài. Đây cũng chính là lý do khiến tỷ lệ người bị đau dạ dày không ngừng tăng cao.
Đau dạ dày hay đau bao tử là một bệnh lý xảy ra khi dạ dày bị tổn thương. Có thể là do viêm loét hoặc do vi khuẩn tấn công. Đau dạ dày thường khiến con người cảm thấy khó chịu đau đớn ở vùng bụng. Gây ảnh hưởng chất lượng cuộc sống thường ngày. Tình trạng đau có thể xảy ra cả khi bạn bị căng thẳng, bạn bị đói hoặc bạn ăn quá no. Và các cơn đau có thể xuất hiện ở bất cứ thời điểm nào trong ngày.
Nguyên nhân bị đau dạ dày
Như chúng ta đã biết dạ dày là cơ quan quản lý thực phẩm và chuyển hóa chúng thành năng lượng nuôi sống cơ thể con người. Vậy nên bệnh dạ dày có rất nhiều nguyên nhân gây ra, có thể là do các yếu tố bên trong hoặc do các yếu tố bên ngoài tác động vào.
Do thói quen sinh hoạt không lành mạnh
Tình trạng đau dạ dày có thể xảy ra do các thói quen sinh hoạt không lành mạnh. Như thường xuyên uống bia rượu số lượng lớn, hút thuốc lá, ăn quá no hay để quá đói. Đặc biệt là thường xuyên bỏ bữa sáng ăn uống thất thường. Những lý do đó có thể làm cho bạn mắc bệnh và các vấn đề về dạ dày sớm hơn so với những người ăn uống lành mạnh và khoa học.
Do vi khuẩn xâm nhập
Ngoài ra, đau dạ dày cũng có thể xảy ra do một số nguyên nhân khác. Như sự xâm nhập của các vi khuẩn, vi sinh vật có hại, chẳng hạn vi khuẩn HP – Một loại vi khuẩn gây ra bệnh đau dạ dày viêm loét dạ dày.
Do dùng kháng sinh quá liều
Bên cạnh đó việc lạm dụng các loại thuốc kháng sinh quá liều như thuốc giảm đau. Khi dùng quá liều dần dần theo thời gian các thuốc kháng sinh sẽ sinh ra chất bào mòn dạ dày dẫn đến mắc bệnh đau dạ dày.
Một số nguyên nhân gây đau dạ dày khác
Thêm nữa, tình trạng căng thẳng trong cuộc sống các bạn bị stress khiến dạ dày phải chịu áp lực, dẫn tới đau đớn. Các bệnh lý liên quan đến trào ngược dịch mật và thiếu máu ác tính hay cả tổn thương trong dạ dày,… Cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến việc bạn bị đau dạ dày.
Triệu chứng bệnh đau dạ dày
Tùy vào tình trạng bệnh lý của từng người mà bệnh dạ dày có thể có rất nhiều triệu chứng khác nhau. Tuy nhiên phổ biến nhất là các triệu chứng sau:
- Đầy bụng, âm ỉ khó tiêu: Đây là triệu chứng thường gặp tại 1 số trường hợp mắc bệnh dạ dày. Khi người ăn thức ăn và đã trôi qua một thời gian vẫn thấy bị đầy bụng khó tiêu, đầy hơi thì có thể bạn đã bị đau dạ dày.
- Đau thượng vị: Là cơn đau từ vùng rốn trở lên với tần suất lặp lại cơn đau nhiều lần thường xuyên và tăng theo các ngày
- Sút cân không kiểm soát: Việc tự nhiên bị giảm cân có thể là triệu chứng của các bệnh dạ dày. Lý do là bởi dạ dày gặp vấn đề không hấp thụ được thức ăn nên dẫn đến tình trạng giảm cân
- Buồn nôn, ợ chua, trào ngược thức ăn: Các vấn đề này thường hay gặp vào buổi sáng khi thức dậy bạn vệ sinh răng miệng. Hoặc ngay trong các bữa ăn hàng ngày, gây bất tiện và khó khăn trong sinh hoạt
- Một số triệu chứng nguy hiểm hơn: Bao gồm đi ngoài phân đen và nôn ra máu, báo hiệu dạ dày đã bị tổn thương nghiêm trọng. Lúc này bạn nên đến các cơ sở y tế ngay lập tức vì tình trạng này có thể cướp đi sinh mạng của bạn sau một khoảng thời gian rất ngắn
Nếu gặp các vấn đề trên thì các bạn nên đi đến các bác sĩ để kiểm tra ngay, để có hướng xử lý và giải quyết tránh để dạ dày bị nặng thêm. Khi đến mức độ nhất định, dạ dày có thể chuyển biến rất xấu khiến chúng ta không thể kiểm soát được nữa.
Đau dạ dày nên ăn gì?
Như mọi người đều biết khi bị dạ dày việc ăn uống chúng ta đều phải cân nhắc trước nên ăn gì nên tránh gì để tốt cho bệnh dạ dày nhanh hồi phục. Dưới đây là những thực phẩm nên ăn khi bị dạ dày mà mọi người cần biết.
1. Đậu bắp
Tại sao đậu bắp giúp giảm đau dạ dày?
Đậu bắp là loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe con người, rất tốt cho hệ thống tim mạch, tốt cho thai phụ… Hiện nay y học còn nghiên cứu được đậu bắp rất tốt với hệ thống đường ruột đặc biệt là dạ dày.
Trong đậu bắp có chứa protein kết dính, các chất như polysaccharides, pectin, carotene, vitamin,… rất có lợi cho dạ dày. Ngoài ra, chất nhờn có trong đậu bắp cũng là thứ rất tốt cho dạ dày của chúng ta. Khi chất nhờn này được đưa vào cơ thể, nó sẽ nhanh chóng được thẩm thấu vào các niêm mạc của dạ dày. Đồng thời bảo vệ dạ dày khỏi các tác nhân gây hại. Hàm lượng nước và chất xơ cao trong đậu bắp cũng giúp bạn không bị táo bón, làm mềm phân giúp dạ dày ít bị tổn thương hơn.
Vì vậy người bị dạ dày nên sử dụng nhiều đậu bắp thường xuyên, để cải tạo bệnh tình và tăng cường đề kháng. Đồng thời phòng tránh các virus có hại cho dạ dày. Thường xuyên sử dụng đậu bắp sẽ làm thuyên giảm được bệnh đau dạ dày và giúp bạn cải thiện sức khỏe của mình.
Cách chế biến đậu bắp
Bạn có thể sử dụng đậu bắp chữa bệnh dạ dày bằng cách nấu đậu bắp thành nước uống hoặc chế biến nó thành món ăn. Nhưng bạn phải kiên trì và ăn uống đậu bắp thường xuyên để bệnh được thuyên giảm.
Sau đây là cách nấu nước đậu bắp để uống:
Bạn chuẩn bị nguyên liệu 200g đậu bắp, 1 cái nồi nhỏ và 1 lít nước. Sau đó bạn đem đậu bắp đi sơ chế, ngâm trong nước 5 phút. Lưu ý khi ngâm cần phải cho muối vào nước ngâm, vừa để diệt vi khuẩn, vừa để đậu bắp không bị nhớt. Tiếp đó rửa sạch đậu bắp rồi cắt nhỏ cho vào nồi đun với 1 lít nước. Đun sôi khoảng 15 phút rồi chắt lấy nước sử dụng. Kiên trì sử dụng hàng ngày sẽ giúp bạn cải thiện bệnh dạ dày. Ngoài nấu nước uống bạn có thể luộc, xào nấu đậu bắp,… cũng rất tốt cho dạ dày.
2. Nước dừa
Tại sao nước dừa giúp chữa đau dạ dày?
Nước dừa là thức uống tươi mát và bổ dưỡng nhất là vào ngày hè nóng bức. Ít ai biết rằng thức uống ngon lành này lại có công dụng rất tốt với những người bệnh dạ dày.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì trong nước dừa có chứa enzyme rất có lợi cho tiêu hóa đường ruột và các chất chống viêm nhiễm. Vì thế nên những người bị bệnh dạ dày uống nước dừa sẽ hỗ trợ trong việc chữa bệnh một cách an toàn và hiệu quả. Cụ thể trong nước dừa có chứa các loại enzyme như: Peroxidase, enzyme Dehydrogenase, enzyme Catalase, rất tốt cho việc phục hồi tổn thương dạ dày. Giúp kích thích tiêu hóa tăng cường trao đổi chất, tăng khả năng tiết ra dịch nhầy của dạ dày.
Bên cạnh đó, trong nước dừa có chứa một loại axit có thể chuyển hóa thành Monolaurin sau khi được nạp vào cơ thể. Đó chính là Axit Lauric có tác dụng làm giảm vết loét hiệu quả nhất, phục hồi tổn thương nhanh chóng. Axit lauric sau khi chuyển hóa thành Monolaurin cũng gây ra phản ứng ức chế, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây hại cho dạ dày.
Ngoài ra nước dừa còn cung cấp một số khoáng chất có lợi cho dạ dày ,như kali, photpho, canxi hay nhiều khoáng chất khác. Các khoáng chất này vào cơ thể sẽ giúp tăng sức đề kháng của cơ thể tránh các vi khuẩn gây bệnh. Thường xuyên uống nước dừa cũng hạn chế được tình trạng ợ chua hay dạ dày trào ngược. Vì trong nước dừa có tính kiềm cao sẽ trung hòa được dịch vị và bổ sung vitamin C ,B1, B2,B5 … rất tốt cho da và hệ miễn dịch.
Cách sử dụng nước dừa chữa đau dạ dày an toàn
Một số lưu ý khi dùng nước dừa là không nên lạm dụng uống nước dừa quá nhiều và cần có lượng nhất định để tránh gây ra tác dụng phụ. Tốt nhất là chỉ nên uống từ 1 – 2 trái mỗi ngày.
Một số cách sử dụng hiệu quả nước dừa cho người bị bệnh dạ dày đó là uống nước dừa tươi. Các bạn chuẩn bị một quả dừa tươi bổ lấy nước. Sau đó chia số nước đó thành 2 phần bằng nhau uống vào buổi sáng và buổi tối, sau khi ăn sáng 30-40 phút. Cách sử dụng như thế có thể điều trị những vấn đề dạ dày ợ chua hay dạ dày ợ nóng, trào ngược dạ dày. Bên cạnh việc uống nước dừa tươi, bạn cũng có thể dùng nước dừa kết hợp với nghệ hoặc trà xanh để cải thiện bệnh dạ dày.
3. Canh/Soup lỏng
Theo nghiên cứu thì cháo súp hay canh lỏng rất tốt cho người bị bệnh dạ dày. Nhất là món súp hay canh có hải sản sẽ cung cấp kẽm giúp hồi phục các vết loét có trong thành ruột. Từ đó giúp tăng cường sức đề kháng bổ sung thêm chất dinh dưỡng, khôi phục sức khỏe cho người bệnh.
4. Chuối
Lý do chuối giúp chữa bệnh dạ dày
Chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng và có ích cho cơ thể. Bởi bản thân quả chuối cung cấp rất nhiều chất có ích cho cơ thể như đạm, đường nước, B1, vitamin C các khoáng chất như canxi, đồng, mangan… Trong chuối có chứa kali hỗ trợ quá trình tiêu hóa của dạ dày, ngoài ra còn hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày. Chuối còn kích thích sản xuất ra các chất bảo vệ niêm mạc của dạ dày. Điều đặc biệt nữa chuối có chứa chất Pectin là một chất cực kỳ tốt cho hệ tiêu hóa và ngăn ngừa bệnh nhiễm trùng đường ruột. Ngoài ra chuối còn kích thích tiêu hóa và giảm triệu chứng đầy bụng khó tiêu.
Cách dùng chuối tốt cho dạ dày
Người bị bệnh dạ dày cần bổ sung 1 tới 2 trái chuối 1 ngày để hỗ trợ cải thiện bệnh đau dạ dày. Lưu ý là không nên ăn chuối xanh và chuối tiêu đồng thời tránh ăn lúc đói. Vì có thể chuối xanh và chuối tiêu gây ảnh hưởng tới bệnh đau dạ dày của bạn. Thay vào đó hãy sử dụng chuối chín và ăn lúc no.
5. Bánh mì nướng
Giống như các thực phẩm khô khác, thì bánh mì nướng cung cấp một lượng chất xơ quan trọng cho cơ thể. Để tránh dạ dày bị tổn thương và cải thiện bệnh, tránh các bệnh hay gặp như đau bụng đầy hơi.
6. Gừng
Tại sao đau dạ dày nên ăn gừng?
Là một gia vị có tính dương vị cay nóng là gia vị rất hay được người Việt sử dụng. Nhưng gừng ngoài là một gia vị nó còn là một bài thuốc dân gian truyền lại nhiều đời để chữa nhiều bệnh như bệnh đau dạ dày. Gừng có thể giúp giảm đau, có khả năng chống viêm nhiễm. Gừng còn kích thích thúc đẩy lưu thông máu làm giảm stress, Giảm viêm nhiễm thúc đẩy hoạt động của dạ dày. Với tính nóng nó thúc đẩy khí có hại trong dạ dày ra ngoài, giảm thiểu sự co thắt của dạ dày.
Cách ăn gừng chữa bệnh dạ dày hiệu quả
Các bạn có thể làm trà gừng kết hợp với mật ong và nhiều loại khác. Một số lưu ý nhỏ khi dùng gừng là không nên lạm dụng nó và cần phải xem độ tuổi phù hợp để sử dụng gừng. Không nên uống trà gừng lúc đói, tránh làm ảnh hưởng xấu tới bệnh dạ dày.
Trước khi dùng gừng chữa bệnh dạ dày cần hỏi ý kiến bác sĩ để có hiệu quả điều trị tốt nhất.
7. Hạt thì là
Tại sao hạt thì là tốt cho dạ dày?
Thì là là một loại rau có mùi thơm và hạt thì là có thành phần gồm rất nhiều chất có lợi cho dạ dày của bạn. Chẳng hạn như khoáng chất, vitamin A và vitamin C. Hơn thế nữa bên trong loại hạt này còn có chất chống oxy hóa cao, có tác dụng giảm viêm nhiễm, giảm bớt các cơn co thắt dạ dày.
Cách ăn hạt thì là chữa đau dạ dày
Để cải thiện nhanh nhất tình trạng bệnh dạ dày bằng hạt thì là, bạn có thể nhai sống hoặc đun nước hạt thì là để uống. Với cách nhai sống thì bạn cần chuẩn bị từ 2 đến 3 hạt thì là. Sau khi ăn cơm trưa và cơm tối thì nhai kỹ. Còn đối với đun nước hạt thì là thì bạn cần chuẩn bị 100g hạt và 100 lít nước. Sau đó đun sôi, để nguội và sử dụng với tần suất 3 lần 1 ngày. Trong quá trình uống có thể thêm vài giọt nước chanh để dễ uống hơn.
Lưu ý là nước thì là sẽ cho hiệu quả điều trị tốt nhất nếu được uống trước bữa ăn. Và mỗi ngày bạn chỉ nên sử dụng một lượng nhỏ hạt, để tránh gây tác dụng phụ trong quá trình điều trị.
8. Bạc hà
Rau bạc hà là loại rau họ nhà thảo mộc và có mùi thơm, bản thân nó có chứa nhiều vitamin và khoáng chất có ích cho cơ thể con người nói chung và dạ dày nói riêng. Bạc hà làm cải thiện các triệu chứng của bệnh kích thích ruột. Như các bệnh đầy bụng, táo bón, tiêu chảy. Lá bạc hà có tinh dầu chống lại trường hợp viêm nhiễm dạ dày và phòng ngừa viêm loét dạ dày.
9. Táo
Là một loại quả giàu vitamin và khoáng chất có chứa nhiều chất chống oxy hóa rất tốt cho sức khỏe con người. Trong táo có chất Pectin một loại chất kích thích hệ tiêu hóa vì thế nên sử dụng táo để điều trị các loại bệnh liên quan đến dạ dày. Ngoài ra vitamin C có trong táo cũng sẽ giúp phòng ngừa tăng đề kháng cho dạ dày và tá tràng. Giúp chữa lành tổn thương niêm mạc của dạ dày của bạn.
Nhưng có một số lưu ý không nên quá lạm dụng táo. Không nên sử dụng tạo quá chua vì nó có thể ảnh hưởng tới bệnh tình của bạn. Và đặc biệt là không nên ăn táo lúc quá đói.
10. Sữa chua
Sữa chua là sản phẩm từ sữa duy nhất có thể sử dụng cho người bị dạ dày vì nó cung cấp lượng lớn enzym tiêu hóa rất tốt cho dạ dày. Kích thích các lợi khuẩn phát triển giúp dạ dày dễ tiêu hóa thức ăn. Ngoài ra nó còn tạo ra vi khuẩn có lợi và kích thích sự phát triển có lợi cho chúng phát triển.
11. Nghệ vàng
Nghệ vàng là bài thuốc dân gian được truyền lại bao đời để chữa dạ dày, nghệ vàng có công dụng điều trị viêm loét dạ dày. Bảo vệ tăng cường đề kháng cho dạ dày.
Cách sử dụng nghệ vàng để chữa bệnh dạ dày tương đối đơn giản. Đầu tiên bạn cần chuẩn bị 2 muỗng bột nghệ, 300ml nước ấm và 3ml mật ong. Tiếp đó cho nghệ vào cốc nước ấm, khuấy cho bột tan hoàn toàn. Sau đó cho tiếp mật ong vào và hỗn hợp thu được chính là vị thuốc trị đau dạ dày.
Đau dạ dày kiêng ăn gì?
1. Đồ ăn cay
Không nên ăn đồ cay bởi nó gây ảnh hưởng xấu tới dạ dày của bạn. Đồ ăn cay làm dạ dày bạn bị tổn thương gây ra nhiều cơn đau dạ dày.
2. Đồ ăn tươi sống
Không nên ăn các đồ tươi sống, bởi chúng có chứa nhiều ký sinh trùng như sán gây ảnh hưởng tới dạ dày. Việc ăn đồ tươi sống nhiều rất có thể sẽ khiến tình trạng đau ở dạ dày trở nên nghiêm trọng và khó điều trị hơn.
3. Đồ chiên xào
Các loại đồ chiên xào là thực phẩm chứa nhiều chất béo. Nó khiến cho việc tiêu hóa trở nên khó khăn làm ảnh hưởng xấu tới dạ dày. Có thể làm ảnh hưởng tới chức năng dạ dày và gây tổn thương dạ dày nhiều hơn.
4. Đồ ăn nhiều đường
Ăn đồ ăn nhiều đường có thể gây ra tiêu chảy và làm dạ dày mắc thêm nhiều bệnh lý khác nhau. Đồng thời khiến cho vi khuẩn xấu xâm nhập và các ký sinh trùng trong dạ dày xuất hiện. Làm bệnh trở nên trầm trọng hơn.
5. Bia, rượu, chất kích thích
Bia, rượu, chất kích thích là những sản phẩm có cồn và là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới việc bạn mắc bệnh đau dạ dày. Lạm dụng rượu, bia, chất kích thích làm cơ thể mất nước, làm tổn thương và gây ra nhiều bệnh có hại cho dạ dày. Thay vì dùng các loại đồ uống có nhiều cồn, bạn có thể cân nhắc dùng bia không cồn.
6. Sữa và các sản phẩm từ sữa
Ngoại trừ sữa chua thì các sản phẩm từ sữa khi sử dụng sẽ làm dạ dày có cảm giác khó tiêu và gây ra nhiều vấn đề về dạ dày hơn. Hơn thế nữa trong thành phần của sữa và các sản phẩm từ sữa cũng có lượng axit rất lớn. Có thể gây viêm loét niêm mạc dạ dày và làm bệnh dạ dày trở nên nặng hơn, gây ra nhiều cơn đau thắt dạ dày hơn.
Cách phòng tránh bệnh đau dạ dày
Để phòng tránh tốt nhất các bệnh liên quan đến dạ dày, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Không nên bỏ bữa ăn sáng, bởi nó là bữa quan trọng khi cơ thể mới thức dậy cần được nạp năng lượng
- Không nên ăn quá cay gây ảnh hưởng xấu đến dạ dày. Cũng không nên ăn quá chua, vì nó cũng gây ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của bạn
- Hạn chế sử dụng bia rượu hay các chất kích thích, bởi chúng rất dễ dẫn đến mất cân bằng môi trường bên trong dạ dày
- Khi ăn không nên để quá đói mới ăn và không nên ăn quá no
- Nên ăn nhiều rau xanh để cung cấp các chất xơ và đạm thực vật cần thiết cho cơ thể
- Không nên sử dụng thuốc kháng sinh quá liều, điều này sẽ dẫn đến tình trạng bào mòn dạ dày gây những bệnh nghiêm trọng
- Bổ sung đầy đủ các chất cần thiết cho cơ thể bằng thực đơn ăn uống khoa học và lành mạnh
- Nên uống nhiều nước để cung cấp nước cho cơ thể, tối thiểu mỗi ngày nên uống 2 lít nước
- Xây dựng thói quen sống khoa học và lành mạnh, nên ăn uống ngủ nghỉ đúng giờ giấc. Không nên thức quá khuya và đặc biệt nên tập thể dục mỗi ngày
Thông tin bổ sung
1. Đau dạ dày nên ăn rau gì?
Ngoài rau bạc hà phía trên, khi bị đau dạ dày, bạn có thể ăn thêm 1 số loại rau sau đây, để cải thiện tình trạng của mình:
- Các loại rau có màu xanh đậm như rau chân vịt, cải bắp, cải bẹ xanh, súp lơ, mùng tơi,…
- Một số loại củ như: khoai tây, cà rốt, khoai lang, bí ngô,…
2. Đau dạ dày kiêng ăn hoa quả gì?
Như đã đề cập đến ở phía trên, người bị đau dạ dày nên kiêng ăn một số loại hoa quả có vị chua, cay. Chẳng hạn như quả cóc, xoài xanh hay ớt, chanh, me,…
3. Đau dạ dày nên ăn cháo gì?
Để cải thiện tình trạng đau dạ dày, bạn nên ăn các loại cháo giàu dinh dưỡng. Nếu chưa biết ăn loại cháo nào, bạn có thể tham khảo một trong số các loại cháo sau:
- Cháo hải sản
- Cháo đậu xanh nấu cùng bí đỏ
- Cháo long nhãn
- Cháo hạt sen
- Cháo bắp cải nấu cùng tôm, thịt
- Cháo dạ dày, lá lách heo
- Cháo nấm hương
4. Bầu bị đau dạ dày nên ăn gì?
Trường hợp bầu bị đau dạ dày cũng không có sự thay đổi nhiều về thực đơn ăn uống như người bị đau dạ dày bình thường. Cụ thể bà bầu bị đau dạ dày nên ăn:
- Các loại ngũ cốc
- Cá hồi
- Trứng
- Sữa chua
- Rau xanh
- Trái cây (trừ một số loại trái cây không tốt cho bà bầu như thơm (dứa))
- Đặc biệt nên uống đủ nước mỗi ngày
5. Đau dạ dày nên ăn gì vào buổi sáng?
Vào bữa sáng, người đau dạ dày nên ăn các món sau để tốt cho sức khỏe:
- Cháo, soup dạng lỏng
- Sữa tươi và những món ăn nhẹ
- Các loại thực phẩm giàu tinh bột
- Bánh mỳ và các loại trứng
- ….
Với những thông tin phía trên, Review Chuẩn hy vọng bạn đã có câu trả lời chính xác cho việc đau dạ dày nên ăn gì và không nên ăn gì. Nếu còn thắc mắc cần giải đáp, đừng ngần ngại mà để lại bình luận ở phía dưới nhé. Follow Reviewchuan.vn mỗi ngày để đón đọc nhiều bài viết bổ ích và thú vị khác nha.
hình ảnh chỉ mang tính chất nhận xu .giao hàng nhanh. shop nhiệt tình. đang gieo hạt. sẽ ph lại sau
nảy mầm 99% luôn ý ạ. hạt nào hạt nấy mẩy. nhưng hạt giống hạt đỗ đen hơn 😂😂 shop giao nhanh cực kỳ
okkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkklaaaaaaa