Đã có lúc, hoa thược dược được đánh giá là loài hoa đẹp nhất, phù hợp nhất để trưng bày dịp Tết. Bởi màu sắc đa dạng, vẻ đẹp sang trọng, quý phái và đặc tính dễ trồng, dễ thích nghi với môi trường của nó.
Tìm hiểu về hoa thược dược
Tên khoa học, nguồn gốc
Hoa thược dược là loài có cùng họ với cúc họa mi. Nó có tên khoa học là Variablis Desh Dahlia, có nguồn gốc ở Mexico và hiện tại cũng là loài hoa tượng trưng của đất nước này. Giống hoa này thuộc họ của cúc, có củ nhỏ thường được trồng vào dịp Xuân. Đặc biệt, chúng có thể sống ở hầu hết các loại khí hậu và thời tiết khác nhau.
Đặc điểm cây
Loài hoa này có nhiều màu sắc khác nhau, một số màu phổ biến như: tím, vàng, hồng, trắng và đỏ. Hoa có kích thước khoảng 9 – 10 cm, đường kính nụ hoa khoảng 2 – 3 cm. Cây có chiều cao khoảng nửa mét đến một mét , nhưng hiện nay giống hoa này đã được nhân giống lại do đó chiều cao ở khoảng 30 cm.
Phân loại hoa thược dược
Các loại thược dược theo hình dáng hoa
Thược dược búp tròn
Thược dược búp tròn có hình dạng khá giống với sen đá nhưng có nhiều cánh hơn. Cánh hoa uốn cong từ đài hoa đến nhụy, thân rỗng, cao khoảng 60 cm tới 1m. Giống này thường ra hoa từ đầu thu đến cuối thu. Các búp non cứ liên tiếp mọc ra không ngừng kể cả những bông khác vẫn chưa tàn. Chính sự phát triển không ngừng này, đã khiến nhiều người có động lực để cố gắng hơn trong cuộc sống.
Thược dược tổ ong
Thược dược tổ ong được đánh giá là có tạo hình đẹp khi được gộp lại thành 1 bó. Bông sẽ có dạng hình tròn đều, cánh hoa được sắp xếp thành những tàn ong nhỏ tạo thành một bông hoa tuyệt đẹp. Thược dược tổ ong ở nước ta có hai loại giống: đơn và kép. Đối với những giống đơn thì chỉ có một vòng cánh, màu sắc tươi tắn nhưng lại hiếm thấy. Ngược lại, giống kép thì lại có nhiều màu sắc và hình dáng rực rỡ, vòng cánh rối như bị xé nhỏ, xếp lại giống tổ ong.
Thược dược xương rồng
Thược dược xương rồng gồm các cánh hoa dài hình ống, cuộn tròn và chĩa ra thành từng cánh nhọn trông giống các loài xương rồng cảnh. Tất cả những điểm này tạo thành một bông hoa to rất đẹp. Chúng có khả năng thích nghi tốt với nhiều loại thời tiết từ rất nóng đến rất lạnh. Bên cạnh đó, củ của cây còn có thời gian ngủ, nên các vùng khí hậu ôn đới có sương giá thì vẫn trồng được thành công.
Thược dược trang trí
Đây là giống thược dược bạn sẽ thấy rất nhiều hiện nay. Giống này rất đẹp bởi vừa có cánh hoa nhỏ lại vừa có rất nhiều màu sắc rực rỡ như: vàng, hồng đỏ.
Tuy nhiên, vì tán lá khá cứng lại không có hương thơm nên cũng không được ưa chuộng nhiều.
Hạt giống Hoa Thược Dược Nhiều Màu, Dễ Trồng, ít Sâu Bệnh, Ưa Nắng, Bông To, Cánh Dày, Lâu Tàn...
Hạt giống Hoa Thược Dược Nhiều Màu, Dễ Trồng, ít Sâu Bệnh, Ưa Nắng, Bông To, Cánh Dày, Lâu Tàn...
Hạt giống BôngThược Dược (Hoa Thược Dược Nhiều Màu) Sinh Trưởng Và Phát Triển Khỏe, Rút Ngắn Thời Gian Trồng,...
Các loại thược dược theo màu sắc hoa
Hoa thược dược đỏ
Thược dược đỏ thì hoa có sắc đỏ đậm, nhìn rất rực rỡ và trông gần giống màu của hoa hồng cổ. Biểu trưng cho sự mãnh liệt, nhiệt huyết theo đuổi đam mê của tuổi trẻ.
Hoa thược dược đen
Thược dược đen có màu đen không đậm, có chút xám, gần giống hoa hồng đen. Nó tượng trưng cho sự ma mị, quyền lực nhưng cũng rất tàn khốc.
Hoa thược dược vàng
Sắc vàng của thược dược vàng thường sẽ nhạt nhưng rất tươi tắn. Thể hiện sự thịnh vượng, tài lộc cho gia đình cũng như mang lại thông điệp “tràn ngập hạnh phúc” cho các lứa đôi.
Hoa thược dược tím
Thược dược tím có màu tím đậm, nhạt tùy theo giống. Nhưng hầu hết, chúng đều có một màu tím nhẹ nhàng toát lên sự chung thủy, son sắt, một lòng một dạ.
Thược dược trắng
Thược dược trắng thì hoa sẽ có sắc trắng ngà, đôi lúc có pha thêm một một chút hồng ở rìa cánh. Biểu trưng cho sự thuần khiết, tinh khôi và dịu dàng của người con gái.
Thược dược xanh
Sắc xanh của thược dược xanh thường là xanh lơ, pha chút trắng nhẹ nhàng biểu trưng cho sự tươi mới, mong rằng những điều tốt đẹp sẽ sớm đến ở tương lai.
Thược dược hồng
Thược dược hồng thường có nhiều sắc hồng tùy theo từng giống thược dược khác nhau. Có lúc đậm, có lúc nhạt hoặc chút hồng pha lẫn màu trắng khiến chúng ta liên tưởng đến sự nhẹ nhàng, mỏng manh và có chút e dè.
Ý nghĩa hoa thược dược
Ngoài những ý nghĩa về màu sắc thì chúng cũng có nhiều ý nghĩa khác như:
- Về phương diện tình yêu: Loài hoa này mang thông điệp luôn hướng về người mình yêu. Hoa thể hiện cho sự thủy chung và mong rằng một nửa của mình luôn hạnh phúc, an nhiên bởi người ấy hạnh phúc thì mình cũng giống như vậy. Đặc biệt, hoa còn tượng trưng cho một tình yêu vĩnh cửu với thời gian. Dù cho có bao nhiêu khó khăn, gian nan trong cuộc sống, vẫn nắm tay bước qua. Với ý nghĩa này, hoa thường được nhiều cặp đôi lựa chọn để sử dụng trong ngày cưới với mong muốn sự bền vững và bên nhau trọn đời. Ngoài ra người ta cũng rất ưa chuộng lấy thược dược làm quà tặng sinh nhật cho bạn gái.
- Về phương diện phong thủy: Thược dược có ý nghĩa hóa giải các khó khăn, mang lại nhiều thành công và tài lộc cho gia chủ
Cách trồng hoa thược dược
Trồng cây hoa thược dược bằng cây giống
Chuẩn bị cây giống
Cây giống là những cây thược dược non tươi, xanh, có sức sống tốt, không bị sâu bệnh phá hoại
Cách trồng
Để trồng hoa thược dược bằng cây giống đạt hiệu quả cao nhất, đầu tiên bạn cần chuẩn bị hố trồng. Cần lưu ý đến khoảng cách giữa các hố để cây có đủ chất dinh dưỡng và có đủ điều kiện để phát triển tốt nhất. Tiếp đó chọn loại đất phù hợp, nếu đất nghèo dinh dưỡng thì nên cho thêm hỗn hợp phân ủ hoặc phân hóa học vào. Cuối cùng là dùng tay vùi phần rễ cây non vào đất, trong quá trình vùi, nén chặt tay để cây đứng vững.
Sau khi trồng cây xong, bạn nên theo dõi cây hàng ngày, bổ sung nước bằng bình xịt tưới cây nếu thấy cần thiết. Ngoài ra cũng cần chú ý đến ánh sáng và chế độ cắt tỉa cây, để cây phát triển tốt và nhanh ra hoa.
Trồng cây thược dược bằng cách giâm cành
Chuẩn bị cây trồng
- Cây giống phải từ nuôi cấy mô tế bào hoặc các mầm ở ngoài vườn có nhiều rễ, khỏe mạnh, không nhiễm sâu bệnh hại.
Tiến hành giâm cành
- Chọn cành bánh tẻ, ở giai đoạn trưởng thành, chiều dài khoảng 7 – 8cm, có 3 – 4 lá xanh sẫm
- Cắt cành, gốc cần giâm vào buổi sáng. Sử dụng một số loại chất kích thích như: IBA, NAA pha loãng với nồng độ 25 – 50 ppm. Sau đó, nhúng gốc hoặc cành vào để kích thích cây sớm ra rễ
- Tiếp theo, bạn cắm cành, gốc vào nền luống hoặc các khay đựng chuyên dụng cùng phần đất sạch đã được chuẩn bị sẵn. Tưới nước khoảng 3 – 4 lần/ ngày vào những ngày đầu, sau đó giảm tần suất nhưng vẫn phải đảm bảo lá không bị héo). Chú ý bạn nên tưới bằng cách phun sương
- Sau khoảng 10 – 20 ngày, cây đã bắt đầu cứng cáp hơn, bạn có thể tách đem ra vườn trồng
Trồng thược dược bằng củ hoa thược dược
Củ hoa thược dược có rất nhiều hình dáng khác nhau, nhìn từ xa trông gần giống như củ sen, mầm non trên củ thì giống ngó sen. Cách trồng thược dược bằng củ như sau:
- Nếu kích thước củ của thược dược ở mức vừa thì bạn nên trồng ở khoảng cách 30 – 40cm một cây. Trái lại, nếu củ có kích thước lớn thì phải trồng mỗi cây cách nhau 60 cm
- Phần hố trồng hoa phải đào rộng hơn phần rễ của cây. Bởi vì nếu chật quá, cây sẽ thiếu oxy và giảm khả năng sống. Chú ý là bạn cân cho thêm phân hữu cơ hoặc than xỉ vào đất để tăng thêm dưỡng chất cho cây. Để giúp cây dễ bắt rễ và phát triển nhanh hơn
- Tiếp theo, bạn đào hố sâu khoảng 20 – 25 cm và đặt củ vào trong. Kế đến, bạn bắt đầu lấp đất lại, lớp đất này chỉ dày khoảng 5 – 7cm
- Khi cây đã dần mọc mầm và lớn hơn, tiếp tục cho thêm đất vào hố. Cứ như thế cho tới khi cây phát triển lên bằng mặt đất
- Sau khi hoàn tất quá trình lấp hố, bạn bắt đầu cắm cọc với kích thước khoảng 16 – 20 cm, nhằm cố định cây thẳng trong quá trình phát triển. Sau đó, lấy dây buộc chung cọc với cây lại để giúp cây có tạo hình đẹp khi đã trưởng thành
- Cuối cùng là thường xuyên tưới nước để giúp cây sinh trưởng tốt
Cách trồng hoa thược dược bằng hạt
Chọn hạt giống
- Phương pháp này chỉ sử dụng với giống thược dược đơn. Do đó, nếu giống kép thì bạn phải sử dụng phương pháp giâm cành
Tiến hành ươm mầm
- Hạt giống sau khi được mua ở địa chỉ uy tín, bạn đem về ngâm với nước ấm ở khoảng 40 độ C. Sau khoảng 1 tuần hoặc nếu trời lạnh thì khoảng 10 ngày, cây bắt đầu nảy mầm
Trồng cây
- Sau khoảng 25 – 30 ngày kể từ khi nảy mầm, cây đã phát triển cứng cáp hơn thì bạn có thể tách cây con ra. Rồi trồng vào giá đất đã được chuẩn bị sẵn trước đó.
- Thường xuyên theo dõi và chăm sóc để cây phát triển tốt hơn.
Hướng dẫn chăm sóc thược dược hoa
Đất trồng phù hợp
Thược dược hoa có thể thích nghi ở mọi điều kiện đất khác nhau. Tuy nhiên, chúng thường sinh trưởng tốt hơn ở các loại đất khá chua, có độ pH 6,5 tới 7, khả năng thoát nước tốt và giàu chất dinh dưỡng
Chế độ ánh sáng
Loài hoa này thường ưa sáng nên bạn chọn khu vực có ánh nắng chiếu vào trực tiếp sẽ giúp cây được phát triển tốt nhất. Tuy nhiên, bạn chỉ nên cho tắm nắng ở mức 7 – 8 giờ liên tục, sau đó dùng tấm bạc nhựa mỏng che bớt lại. Tránh để cây dưới nắng quá nhiều sẽ khiến cây bị khô và dễ chết.
Chế độ tưới nước
Ở giai đoạn mới trồng thì bạn nên tưới thường xuyên khoảng 3 – 4 lần/ ngày. Khi chúng đã đã lớn hơn, bạn chỉ cần tưới vừa đủ để duy trì độ ẩm cho cây thôi khoảng 1 – 2/ lần. Và cuối cùng, khi cây đã trưởng thành, bạn tưới ít khoảng một lần/ ngày.
Chế độ bón phân
Bạn nên sử dụng các loại phân NPK có bổ sung vi lượng bởi nó là loại phân thích hợp nhất cho giống cây này. Tỷ lệ thích hợp nhất của phân NPK là: 10: 20: 20, 5 :10:10. Bón lần đầu khi cây vừa mọc mầm và cứ liên tiếp 4 – 5 tuần thì lại tiếp tục bón nữa. Cứ như vậy từ vụ hè đến vụ thu.
Chế độ cắt tỉa
Để việc cắt tỉa cây đạt hiệu quả cao nhất, bạn cần loại bỏ các phần lá vàng, hư và cắt tỉa bớt các chồi non, chỉ giữ lại 3 hoặc 2 chồi. Bởi vì nếu giữ lại nhiều chồi, cây sẽ phân tán chất dinh dưỡng cho các chồi này và hoa sẽ nở không đẹp, không rực rỡ
Phòng trừ sâu, bệnh hại
Ở thời điểm khí hậu bắt đầu ẩm, cây thường bị nhiễm bệnh. Do đó, bạn nên theo dõi và phun các loại thuốc bảo vệ thực vật để bảo vệ cây tránh khỏi sâu bệnh hại.
Cách cắm hoa thược dược chuẩn, đẹp, tươi lâu
Cách chọn hoa
Để có bình thược dược đẹp, bạn cần:
- Chọn những bông vừa chớm nở, nụ nhỏ và cánh hoa mọc dày, không bị hư hoặc dập
- Cuống hoa phải còn dài cứng, lá còn xanh tươi, cành chắc và khỏe
- Lựa chọn đa dạng các kích thước bông, có lớn có nhỏ và thường sêm sêm màu sắc với nhau
Cách chọn bình cắm
Tùy theo kích thước dài ngắn của cành thược dược mà bạn chọn bình cắm cho phù hợp. Các bình cắm thường được dùng để cắm loại hoa này là bình hình trụ miệng chum, bình miệng loe, hoặc bình tròn,…
Cách xử lý để hoa thược dược tươi lâu
Hoa sau khi mua về hoặc mới cắt ngoài vườn, bạn nên ngâm trong một xô nước trước trong khoảng nửa tiếng (chú ý: không ngâm tràn nước vào bông), sau đó mới cắm. Điều này giúp hoa luôn được rạng rỡ và tươi mới sau khi cắm.
Tiếp theo, bạn nên cho một ít giấm trắng vào bình hoa trước khi cắm. Bởi vì giấm trắng như một chất xúc tác để ngăn chặn bớt sự héo úa sớm của bông. Hoặc bạn có thể thêm một muỗng đường vào bình trước khi cắm. Bởi đường sẽ giúp gia tăng quá trình quang hợp, từ đó hoa có thể tươi lâu hơn. Bạn cũng có thể cho vào một ít nước chè nguội để có thể giữ hoa tươi được trong vòng 7 ngày
Cách cắm bình hoa thược dược
Nguyên liệu
- Bông thược dược: 20 bông (kích thước xen kẽ)
- Bình hoa: 1 lọ
- Một số vật dụng khác: đường, giấm trắng, mút xốp, nước, dao, kéo,…
Các bước thực hiện
- Hoa sau khi ngâm được 30 phút, bạn lấy kéo hoặc dao tỉa bớt độ dài của cành và các lá hư để phù hợp với kích thước của bình hoa. Chú ý: bạn nên cắt nghiêng khoảng 45 độ để tăng khả năng hút nước cho hoa
- Cho nước vào khoảng ⅓ bình hoa (thêm giấm hoặc đường để giúp hoa tươi lâu)
- Chọn 5 – 6 cành hoa có thân cứng cáp nhất cắm vào miếng xốp trước để cố định cho bình hoa
- Cuối cùng là cắm xen kẽ các cành hoa nhỏ còn lại theo độ nghiêng phù hợp để tăng sự duyên dáng, đẹp mắt cho lọ hoa
Cách cắm hoa thược dược và violet
Nguyên liệu
- Thược dược: 10 bông (nhiều màu sắc và kích thước khác nhau)
- Hoa Violet: 8 bông
- Bình hoa: 1 bình cổ cao
- Một số nguyên liệu khác như: đường, vitamin B1, giấm, kéo, nước,…
Các bước thực hiện
- Tỉa sơ cành, lá của hoa violet và thược dược. Chú ý: bởi vì hoa violet có thân mềm và yếu nên khi cắt, tỉa bạn nên loại bỏ lá hết để giữ hoa tươi lâu hơn
- Đổ nước vào, khoảng ½ hoặc ⅓ bình là được. Sau đó, cho thêm: vitamin B1, giấm,… vào để giúp cây tươi lâu hơn
- Tiến hành cắm hoa thược dược vào trước. Đầu tiên, chọn những cây cứng, thẳng và cắm vào trước để cố định bình hoa. Sau đó, tiếp tục cắm thêm các cành còn lại xen kẽ theo độ nghiêng thích hợp cho đến khi hết
- Cuối cùng là cắm hoa violet vào các khoảng trống sau khi đã cắm hoa thược dược xong. Lưu ý: bạn nên cắm bông violet dài hơn bông thược dược để tạo điểm nhấn cho bình hoa cũng như tránh để bình hoa không bị rối
Thông tin thêm
1. Hoa thược dược nở mùa nào?
Hoa thược dược có thể nở hầu hết ở tất cả các mùa. Tuy nhiên, hoa thường phát triển mạnh và nở vào mùa xuân là đẹp nhất. Bởi vì loài hoa này ra hoa sớm, chỉ khoảng từ 55 – 60 ngày là cho hoa. Vì vậy, nếu bạn muốn trồng đúng dịp Tết thì để chú ý canh thời gian cho chuẩn xác nhé.
2. Hoa thược dược trồng vào tháng mấy tốt nhất?
- Ở vùng đồng bằng sông Hồng thì thời gian tốt nhất để trồng hoa thường chủ yếu vào mùa đông hoặc vụ đông xuân khoảng từ tháng 9 – tháng 2 năm kế tiếp
- Nếu ở vùng núi cao như: Sapa, Đà Lạt, Mộc Châu,.. thì bạn có thể trồng quanh năm
3. Hoa thược dược có thắp hương được không?
Theo ý nghĩa phong thủy thì hoa thược dược có tác dụng chiêu tài lộc, phú quý nên các gia đình có thể đặt lên bàn thờ và cúng kiếng bình thường. Do đó, vào những dịp lễ quan trọng cuối năm, gia chủ hoàn toàn có thể chọn mua một bình hoa này dâng lên bàn thờ gia tiên, thần linh để cầu mong may mắn và tài lộc dồi dào.
4. Hình ảnh hoa thược dược đẹp
Hình ảnh hoa thược dược tổ ong màu hồng phấn được phóng to trông thật sự ấn tượng
Thược dược tổ ong màu cam nhẹ nhàng, đẹp tinh khôi trong nắng sớm
Chậu thược dược tổ ong tím cho những ai yêu thích vẻ đẹp mộng mơ
Chậu thược dược màu sắc nhẹ nhàng, tươi tắn, đem đến những sắc màu tích cực cho cuộc sống
Chậu thược dược pha màu bắt mắt và ấn tượng, khiến bất cứ ai cũng thích thú
Lọ hoa thược dược đầy màu sắc dưới ánh mặt trời
Chỉ với 3 bông thược dược và một chiếc bình trắng, bạn đã có thể tạo nên một tác phẩm nghệ thuật thật sự nổi bật
Lọ hoa thược dược mix với vilolet và vài bông hoa nhỏ tạo nên một bình hoa đẹp, phù hợp đặt trong nhà và cả thắp hương, cúng giỗ
Bình thược dược đỏ thắm đem đến diện mạo mới cho không gian sống
Cắm hoa thược dược ngày tết vừa đẹp, vừa nhẹ nhàng lại vừa mang lòng thành kính với tổ tiên
Ngắm nhìn những hình ảnh hoa thược dược đẹp khác ngay sau đây:
Hoa thược dược là một loài hoa vừa đẹp lại vừa mang nhiều ý nghĩa tốt lành. Các phương pháp trồng và kỹ thuật chăm sóc cũng khá đơn giản và dễ dàng thực hiện. Nhanh tay thử trồng một chậu ngay cho mình để không gian sống trở nên rực rỡ hơn nhé!
Giống chuẩn, hoa đẹp nhé!
Hàng rất là ok 😀
Hoa lên đều nha 😀