Biểu hiện sốt xuất huyết ở trẻ em là gì? Trẻ em bị sốt xuất huyết thì điều trị thế nào? Đây là những vấn đề mà hầu hết các bà mẹ nên nắm rõ để bảo vệ sức khỏe cho bé yêu. Hãy cùng chuyên gia nuôi lớn con yêu phát triển toàn điện qua bài viết dưới đây.
Biểu hiện sốt xuất huyết ở trẻ em
Sốt xuất huyết là một bệnh do một loại virus gây ra có nhiều giai đoạn với những diễn biến phức tạp khác nhau. Sự khởi phát của bệnh từ nhẹ đến nặng trải qua 3 giai đoạn:
Giai đoạn chớm bị
Ở giai đoạn đầu khi bị sốt xuất huyết ở trẻ em, biểu hiện đầu tiên là trẻ sẽ bị sốt cao từ 39 đến 40 độ C bất thường. Tình trạng này sẽ kéo dài trong vòng 2 đến 7 ngày. Với trẻ nhỏ sẽ khó chịu, quấy khóc, mệt mỏi và biếng ăn. Với trẻ lớn hơn tầm tuổi biết nói, sẽ biết kêu đau đầu, buồn nôn, đau các khớp, nhức mắt hoặc luôn buồn ngủ. Hoặc nặng hơn là biểu hiện của da sung huyết xuất hiện ban đỏ dưới da, chảy máu chân răng hoặc chảy máu.
Tiến hành xét nghiệm máu ở giai đoạn này thường không phản ánh rõ ràng. Chỉ số hồng cầu Hematocrit đa số bình thường, lượng bạch cầu sẽ giảm và số lượng tiểu cầu giảm hoặc bình thường.
Có thể bạn quan tâm: Sốt Xuất Huyết Dengue Là Gì?
Giai đoạn nguy hiểm
Sau giai đoạn bị sốt, trẻ sẽ bước vào giai đoạn nguy hiểm của sốt xuất huyết khi không được điều trị sớm. Nó thường rơi vào khoảng thời gian ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 sau khi mắc bệnh. Biểu hiện sốt của trẻ lúc này vẫn còn nhưng giảm hơn so với ban đầu. Tuy nhiên sẽ có những biểu hiện nguy hiểm xuất hiện mà ba mẹ cần đáng chú ý nhận ở trẻ:
- Tình trạng thấm mao mạch gia tăng, khi trẻ đi khám sẽ phát hiện tràn dịch ở màng phổi, màng bụng, màng tim, màng tinh hoàn gan bị to một cách bất thường, mắt sưng phù nề. Nếu để thoát huyết tương ở diễn biến nặng sẽ dẫn tới bị sốc với trạng thái lờ đờ, mệt mỏi, lạnh đầu chi, da lạnh, tiểu ít. Huyết áp không thông có thể không thể đo được.
- Tiểu cầu giảm nên sẽ bị xuất huyết dưới da, xuất hiện các vết bầm tím trên người. Các nốt xuất huyết sẽ tập trung ở mặt trước hai cẳng chân và hai cánh tay mặt trong. Ở các bộ phận khác như bụng, đùi, mạng sườn…cũng có thể bị như vậy. Ngoài ra, còn có một số biểu hiện khác như chảy máu mũi, chảy máu chân răng, xuất huyết niêm mạc, tiểu ra máu.
- Khi lượng tiểu cầu của bé giảm mạnh còn dưới 100.000/mm3 trẻ có thể bị rơi vào tình trạng rối loạn đông máu. Nguy cơ dẫn tới tử vong là rất cao.
Ba mẹ cần lưu ý rằng, sốt xuất huyết ở trẻ nhỏ không phải lúc nào cũng có biểu hiện ra. Bởi vì trẻ có thể mang bệnh nhưng lại hoàn toàn không có biểu hiện của sốt xuất huyết. Nhiều cha mẹ chủ quan không mang thể phát hiện sớm và đưa bé đi điều trị kịp thời có thể dẫn tới tử vong đột ngột.
Giai đoạn hồi phục
Sau 2 đến 3 ngày sau giai đoạn nguy hiểm, trẻ sẽ bước vào giai đoạn hồi phục. Biểu hiện rõ nhất là sốt gần như không còn, thèm ăn, huyết áp ổn định hơn và tiểu cầu tăng dần. Khi được kiểm tra sẽ thấy số lượng bạch cầu tăng lên nhanh, tiểu cần dần được ổn định như lúc cơ thể ở trạng thái bình thường.
Điều trị sốt xuất huyết ở trẻ nhỏ như thế nào?
Cơ thể bị sốt xuất huyết nhẹ
Khi trẻ ở giai đoạn chớm bị có thể đưa trẻ đi khám tại cơ sở y tế để được chẩn đoán. Nhiều trường hợp có thể thực hiện điều trị lúc này ngay tại nhà theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Nếu thân nhiệt trẻ trên 38,5 độ C, cho trẻ uống thuốc hạ sốt Paracetamol với liều dùng 10 – 15mg/kg trọng lượng cơ thể. Cách 6 tiếng lại cho uống 1 lần nếu trẻ sốt cao. Theo dõi thân nhiệt của trẻ 24/24 để xem nhiệt độ có giảm không. Trẻ có thân nhiệt trên 37 độ và dưới 38,5 độ C không cần cho trẻ uống thuốc. Có thể dùng khăn ấm lau người để làm thoát nhiệt trên cơ thể.
Khi trẻ sốt trên 39 độ C, sẽ bị mất nước nhiều và các chất điện giải kèm theo. Lúc này hãy cho trẻ uống nhiều nước sôi nguội, nước dừa, nước cam hoặc uống nước pha Oresol thì tốt nhất.
Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày của trẻ, sử dụng thức ăn lỏng giàu dinh dưỡng. Giúp hệ tiêu hóa được dễ dàng, chế biến chế độ dinh dưỡng hợp lý. Tăng cường bổ sung các chất vitamin A, B, C giúp hoạt động chuyển hóa trong cơ thể được đẩy mạnh. Đồng thời giúp hệ miễn dịch được tăng cường giúp trẻ có đề kháng tốt.
Thời gian này trẻ cần được nghỉ ngơi và hạn chế hoạt động vui chơi mạnh
Cơ thể ở lúc sốt xuất hiện nặng
Khi thực hiện các biện pháp điều trị tại nhà không có tác dụng mạnh. Trẻ xuất hiện các dầu hiệu cảnh báo: Nôn trớ, đau bụng, quấy khóa, lờ đờ, chân tay tím lạnh đổ mồ hôi. Hoặc chảy máu mũi, chảy máu chân răng, phân đi đen hoặc lỏng. Cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế nhập viện để điều trị sớm nhất. Tránh để bệnh quá nặng đi theo diễn biến xấu nhất là gây tử vong.
Tại sao bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em nguy hiểm hơn người lớn?
Sức đề kháng miễn dịch ở trẻ yếu
Khi trẻ em bị sốt xuất huyết là mối lo lắng với nhiều cha mẹ. Bởi bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em sẽ bị nặng hơn người lớn. Lí do là vì trẻ có sức đề kháng miễn dịch kém dễ bị rơi vào trạng thái sốc.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, kháng thể IgG với virus Dengue có nguồn gốc từ mẹ là yếu tố quyết định lượng virus. Bệnh ở lâm sàng của trẻ thông qua cơ chế tăng cường miễn dịch phụ thuộc kháng thể ADE. Xảy ra với các type huyết thanh của dengue. Nhiễm sốt xuất huyết ở trẻ thông qua cơ chế ADE gây ức chế liên quan đến hoạt động của các đại thực bào. Theo nghiên cứu, trẻ em thuộc đối tượng có sự gia tăng nhạy cảm với các bệnh nhiễm trùng.
Do các tế bào ngăn chặn miễn dịch tự nhiên
Các tế bào lympho trong cơ thể ngăn chặn miễn dịch bảo vệ cơ thể khiến cho tiến trình bệnh đẩy nhanh hơn. Cường độ đáp ứng thấp hơn của tế bào T, dẫn đến sự nhân lên nhanh của virus dengue. Mặt khác trẻ em có số lượng các tế bào T hỗ trợ đặc biệt với kháng nguyên thấp hơn. Dẫn đến bệnh ở trẻ càng dễ trở nặng. Hoạt động của các tế bào gai ở trẻ hạn chế, khả năng sinh sản thấp IL-12. Việc điều hòa protein ở trẻ chưa được hoàn thiện cũng là nguyên nhân khiến cho sốt xuất huyết ở trẻ em nguy hiểm hơn người lớn.
Do cha mẹ tự ý điều trị tại nhà cho bé
Bên cạnh đó, nhiều cha mẹ khi điều trị tại nhà cho trẻ bị sốt xuất huyết sai cách. Khiến cho trẻ có nguy cơ bị tổn thương hệ tiêu hóa dẫn đến xuất huyết đường do uống nước có màu, có gas, ngọt trong khi điều trị. Cha mẹ nghĩ sốt nhẹ nên tự ý dùng kháng sinh không đúng loại và liều lượng không có tác dụng cho trẻ. Hơn nữa, nhiều cha mẹ dùng chất aspirin để hạ sốt cho trẻ. Đây là một chất làm rối loạn đông máu khiến máu chảy kéo dài. Rất nguy hiểm cho người bị sốt xuất huyết đặc biệt là ở trẻ em. Vì thế, để an toàn nhất cho trẻ cha mẹ nên đưa bé đi khám ngay từ những ngày đầu có biểu hiện sốt xuất huyết. Để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị sớm nhất.
Qua những kiến thức về biểu hiện sốt xuất huyết ở trẻ được chia sẻ trên đây. Mong rằng các cha mẹ có thể trở thành những người có hiểu biết thông thái trong quá trình nuôi con. Để không gặp phải sai lầm trong việc phát hiện cũng như điều trị cho trẻ bị sốt xuất huyết. Cùng theo dõi chúng tôi để được cập nhật những thông tin mới nhất hàng ngày.