Cung cấp đủ chất dinh dưỡng khi bị sốt xuất huyết là điều vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, bệnh nhân sốt xuất huyết có cơ thể yếu ớt và không phải món ăn nào cũng có thể ăn được. Người chăm sóc bệnh nhân cần biết sốt xuất huyết nên ăn gì và kiêng gì, để có thể hỗ trợ quá trình điều trị bệnh hiệu quả hơn.
Sốt xuất huyết nên ăn gì để nhanh khỏe?
Như đã đề cập, bệnh nhân sốt xuất huyết có sức đề kháng thấp, cơ thể mệt mỏi, luôn trong tình trạng sốt dai dẳng nên người luôn bị mất nước. Để điều trị sốt xuất huyết nhanh và hiệu quả, bạn nên cho người bệnh ăn những loại thức ăn dưới đây, giúp quá trình chữa trị bệnh thuận lợi hơn.
Uống nhiều nước
Thường xuyên cung cấp nước cho cơ thể người bệnh sẽ làm giảm nhiệt độ cơ thể. Đảm bảo cơ thể được điều hòa liên tục.
Thêm vào đó, khi bị sốt xuất huyết cơ thể bị thúc đẩy quá trình bay hơi, do nhiệt độ cơ thể cao hơn mức thông thường. Chính vì thế mà cần phải liên tục cấp nước cho cơ thể, có thể bằng cách truyền dịch hoặc đơn giản là uống nhiều nước để tránh cho cơ thể rơi vào trạng thái mất nước trầm trọng. Ngoài nước lọc, bạn cũng có thể sử dụng nước đóng chai có tăng cường chất điện giải giúp cơ thể điều hòa lại điện giải trong cơ thể.
Thức ăn nhiều vitamin
Khi bị bệnh, sức đề kháng sẽ trở nên yếu ớt. Cơ thể lúc này cần các vitamin và khoáng chất để nuôi dưỡng cơ thể khỏe mạnh, sức đề kháng cao chống chọi với bệnh.
Khi bị bệnh sốt xuất huyết, bệnh nhân rất khó để ăn uống như bình thường. Vì vậy, bạn có thể ép rau, hoa quả có nhiều vitamin thành nước cho bệnh nhân uống. Hoặc bạn có thể xay hoa quả và làm nên những loại smoothie ngon lành bổ sung chất dinh dưỡng cho người bệnh.
Những loại quả cung cấp nhiều vitamin, chất khoáng để bồi dưỡng cho cơ thể được các chuyên gia dinh dưỡng gợi ý bao gồm: Cam, chanh, dừa, súp lơ xanh, cải bó xôi, cà rốt,….
Ăn uống thức ăn dạng lỏng
Người ốm luôn không muốn ăn uống gì cả vì cơ thể suy nhược khó hoạt động. Tuy nhiên, nếu không ăn gì người sẽ mệt mỏi hơn và hơn hết là không có đủ chất dinh dưỡng để nuôi cơ thể. Nhất là khi cơ thể đang cần bồi bổ nhất. Trong giai đoạn bị bệnh, bạn nên cho bệnh nhân ăn các loại thức ăn dạng lỏng, dễ tiêu như cháo, súp. Đảm bảo chế độ dinh dưỡng tốt để bệnh nhân mau chóng bình phục.
Hơn nữa, hệ tiêu hóa lúc này không nên bắt làm việc nặng, nhất là đối với những ca bệnh trong giai đoạn xuất hiện triệu chứng xuất huyết. Sử dụng các loại thức ăn dạng lỏng sẽ giúp hệ tiêu hóa nghỉ ngơi, đồng thời khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng cũng được tối đa hóa.
Có thể bạn chưa biết: Bệnh Sốt Xuất Huyết Là GÌ?
Bệnh sốt xuất huyết kiêng gì?
Các loại thức ăn có màu nâu, đen, đỏ
Khi ăn những loại thức ăn này, sẽ gây khó khăn trong việc theo dõi chất thải của người bệnh xem có bị xuất huyết hay không. Để thuận lợi hơn trong quá trình theo dõi bệnh tình, nên hạn chế sử dụng các loại thức ăn này.
Trứng
Ăn trứng sẽ làm nhiệt độ cơ thể tăng cao. Mặc dù chúng cung cấp rất nhiều năng lượng nhưng lại không phù hợp với người bệnh đang sốt cao.
Thức ăn dầu mỡ
Ăn nhiều thức ăn dầu mỡ sẽ làm bụng người bệnh cảm thấy khó chịu, đôi khi là tạo ra chứng đầy bụng khó tiêu, ảnh hưởng đến thời gian nghỉ ngơi của người bệnh.
Đồ uống có chứa chất kích thích
Những loại thức uống chứa chất kích thích như như đồ uống có gas, cafe, trà,…. Cung cấp năng lượng, kích thích dây thần kinh trong giai đoạn đầu, tuy nhiên lại cảm thấy uể oải về sau. Điều này khiến bệnh nhân cảm thấy nhanh chóng mệt mỏi nhất là trong thời kỳ giai đoạn đang suy kiệt.
Thức ăn cay nóng
Cơ thể người bị sốt xuất huyết luôn nóng và nếu ăn thêm các loại đồ ăn cay nóng, cơ thể sẽ trở nên nóng hơn. Đồng thời làm giảm hiệu quả điều trị bằng thuốc trong quá trình chữa bệnh.
Theo bạn: Bệnh Sốt Xuất Huyết Có Lây Không?
Câu hỏi thường gặp
1. Sốt xuất huyết có nên uống sữa hay không?
Để trả lời được câu hỏi Sốt xuất huyết có nên uống sữa hay không ta cần cân nhắc rất nhiều yếu tố khác nhau:
Bệnh nhân có dị ứng với sữa không?
Nếu người bị sốt xuất huyết uống sữa mà bị tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn,… thì nên cho dừng uống. Đây là những biểu hiện dị ứng với sữa. Có thể khi bị bệnh, dạ dày trở nên yếu hơn, nên không tiếp nhận những loại thực phẩm giàu protein như sữa. Đây là triệu chứng bình thường, chỉ cần quan sát kỹ người bệnh và cho ngừng uống sữa ngay thì không có gì đáng lo ngại. Nếu không sữa sẽ là vật cản trên hành trình hồi phục của bệnh nhân.
Sữa có phản ứng với thành phần của thuốc điều trị hay không?
Đôi khi, thành phần của thuốc điều trị có phản ứng với sữa. Bạn nên cẩn thận hỏi bác sĩ xem thành phần thuốc có phản ứng với sữa hay không. Từ đó, lựa chọn thực phẩm phù hợp bồi bổ cho người bệnh.
Loại sữa có thể sử dụng trong quá trình điều trị sốt xuất huyết
Sữa là thức uống cung cấp nhiều canxi, năng lượng, rất tốt cho quá trình phục hồi cơ thể. Vì vậy, nếu không dị ứng với sữa, hay thành phần thuốc không gây ra tác dụng phụ với sữa. Thì bạn hoàn toàn có thể uống sữa để giúp tăng cường sức đề kháng nhé! Theo các chuyên gia thì sữa tươi tiệt trùng, không có chất bảo quản là loại sữa bạn có thể sử dụng trong thời gian trị sốt xuất huyết.
Sau khi đọc bài viết trên đây, chắc hẳn bạn đã biết sốt xuất huyết nên ăn gì và kiêng gì. Giờ bạn có thể tự tin chăm sóc bản thân và người thân nếu không may mắn mắc phải sốt xuất huyết rồi phải không nào? Đừng quên chia sẻ bài viết này đến nhiều người hơn đẻ chung tay bảo vệ sức khỏe cộng đồng bạn nhé.