Củ sả là một loại thực phẩm khá thông dụng, được sử dụng với nhiều công dụng khác nhau trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Để hiểu rõ các tác dụng tuyệt vời của cây sả mang lại gồm có những gì và những lưu ý cần quan tâm khi sử dụng. Mời quý độc giả cùng đọc bài viết dưới đây nhé!
Thông tin về củ sả
Tên khoa học, nguồn gốc
Củ sả hay còn được gọi với nhiều cái tên khác như hương mao, cỏ sả, sả chanh, cỏ chanh, có tên pháp danh khoa học là Cymbopogon Citratus. Loại củ này là thực vật có hoa, thuộc họ hòa thảo với hơn 55 loài khác nhau.
Cây sả có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới Cựu thế giới như Châu Phi, Đông Nam Á, Nam Á, Đông Á và Australia. Trong đó loài phổ biến nhất là loài sả ta hay còn gọi là sả Tàu, có nguồn gốc từ Trung Quốc và phân bố rộng rãi ở các nước thuộc vùng Đông Nam Á và Đông Á.
Đặc điểm cây sả, củ sả
- Rễ: Rễ chùm, mọc tập trung ở đốt thân đầu tiên và có khả năng bén thê, rễ con trên tất cả các đốt của thân, nhánh. Trong điều kiện đất trồng tơi xốp giàu chất hữu cơ, bộ rễ có thể phân bố rộng đến hơn 25cm, ăn sâu xuống lòng đất khoảng 10 – 15 cm
- Thân: Thân sả có nhiều đốt, những gốc có đốt rất ngắn chỉ dài khoảng 0,4cm – 3cm. Các đốt ở phía trên dài dần nhưng không quá 1.5 cm. Vì vậy chiều cao của cây thường dao động từ 10cm – 20cm. Trên mỗi đốt sẽ có một mầm lá, một mầm ngủ mọc sole
- Nhánh: Trung bình một cây có thể có từ 80 – 100 nhánh. Nếu cây được trồng trong môi trường đất đủ dinh dưỡng, đủ ẩm có thể đạt tới 130 – 150 nhánh. Các bẹ lá sẽ ôm vào thân và xếp sít nhau với màu trắng ngà, còn ở đoạn gốc thân có màu nâu vàng
- Lá: Lá được phát triển từ gốc với chiều dao động từ 0,5 – 0,7 m hoặc có thể đến 1,3 – 1,6 m. Số lá nhiều hay ít còn phụ thuộc vào số đốt trên thân củ sả
Thành phần củ sả
Trong một cây sả gồm có những thành phần chính như sau:
- Geranial (54,5%)
- Neral (36,1%)
- Geranyl acetate (0,04%)
- Geraniol (0,2%)
- Limonene (3,8%)
- Oxit Caryophyllene (1,6%)
- 6-Methyl-5-hepten-2-one (1,4%)
- Linalool (1,3%)
- Tinh dầu 0.4% – 0.8%
Các tác dụng của củ sả
1. Ngăn ngừa ung thư
Theo kết quả nghiên cứu của các chuyên gia, thì hợp chất citral có trong củ sả có tác dụng giúp tiêu diệt các tế bào ung thư khá tốt. Nên họ thường khuyến khích người tiêu dùng, nên cho thêm sả vào thức ăn hoặc giã nhuyễn sả vắt lấy nước uống thay cho trà.
Bên cạnh đó, một vài nghiên cứu khác còn cho biết trong củ sả còn có chứa Beta-Carotene-1. Đây là một loại chất chống oxy hóa có thể giúp cơ thể ngăn ngừa ung thư.
2. Tốt cho hệ tiêu hóa
Theo Đông y, củ sả là nguyên liệu có vị the, hơi cay, với tác dụng làm toát mồ hôi, chống viêm, tiêu đờm, thông tiểu tiện. Vì vậy mà cây sả trở thành một thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa của con người. Bạn có thể dùng khoảng 20 – 40g sả tươi sắc lấy nước uống 2-3 lần trong ngày. Hoặc dùng 3-5 giọt tinh dầu sả hòa chung với ít nước đun ấm uống vào buổi sáng và buổi chiều, để chữa trị các bệnh về đường tiêu hóa.
3. Củ sả giúp giải độc
Một tác dụng khác mà nhiều người thường sử dụng ở củ sả đó chính là giải độc cho cơ thể. Hoạt chất Diaphoretic trong sả có tác dụng tăng khả năng tiết mồ hôi cho cơ thể, thúc đẩy quá trình đào thải các độc tố. Khi đó những lượng nước thừa, muối thừa, cũng như các chất béo có hại, sẽ được đào thải ra khỏi cơ thể qua tuyến mồ hôi. Từ đó cơ thể sẽ trở nên nhẹ nhàng và khỏe khoắn hơn.
Ngoài ra, sả còn là một loại nước uống giải rượu vô cùng hiệu quả được rất nhiều người sử dụng.
4. Tác dụng của cây sả tốt cho hệ thần kinh
Tinh dầu có trong củ sả sẽ giúp tăng cường và cải thiện các chức năng của hệ thần kinh. Mang lại hiệu quả đáng kể trong việc điều trị một số bệnh về rối loạn hệ thần kinh như bệnh Parkinson, bệnh Alzheimer (bệnh mất trí nhớ ở người già), căng thẳng, co giật, run rẩy chân tay, chóng mặt và động kinh.
5. Sả giúp đuổi côn trùng
Trong lá củ sả có chứa một lượng tinh dầu nhất định, với thành phần chủ yếu là Citronelola và Geraniola. Cho nên, khi chúng ta vò lá sả sẽ ngửi thấy có một mùi thơm khá đặc biệt.
Mùi hương này khi ngửi sẽ cảm giác rất dễ chịu, nhưng khi dùng tinh dầu sả phun khắp phòng. Sẽ giúp xua đuổi các loại côn trùng như muỗi, ruồi,…một cách nhanh chóng. Ngày nay, một số nhà sản xuất còn dùng sả, để làm nguyên liệu sản xuất các loại thuốc diệt côn trùng có tính hiệu quả cao hơn.
6. Cây sả giúp hạ huyết áp
Cây sả có tác dụng giúp lợi tiểu, nhờ đó mà chúng có thể giúp người dùng làm giảm huyết áp khá tốt. Tuy nhiên, chúng có tác dụng điều trị ở mức thấp, cho nên bạn cần phải gặp bác sĩ chuyên khoa để điều trị để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả hơn.
7. Củ sả trị rối loạn kinh nguyệt
Phụ nữ thường bị rối loạn kinh nguyệt và đau bụng khi đến tháng. Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể pha vài giọt tinh dầu củ sả với một ít bột tiêu đen thành hỗn hợp lỏng để uống dần.
Bên cạnh đó, các bạn cũng có thể ép sả tươi lấy dịch hay sắc lấy nước uống vào buổi sáng và buổi chiều. Để giảm bớt những cơn đau bụng trong giai đoạn hành kinh, cải thiện rối loạn kinh nguyệt.
8. Công dụng sả giúp hạ sốt
Củ sả có thể dùng để điều trị các cơn cảm cúm, sốt rét bằng cách ăn sống hoặc giã nhuyễn lấy nước để uống. Vì vậy, việc dự trữ ít sả trong nhà là việc làm vô cùng cần thiết.
9. Sả giúp kháng viêm, sát khuẩn da
Một số nghiên cứu cho thấy trong cây sả có chứa nhiều hoạt chất sinh học thuộc nhóm Flavonoid và Phenolic. Ví dụ như Teolin, Quercetin, Isoorientin 2′-O-Rhamnoside, Kaempferol, Apiginin,… Những chất này sẽ hỗ trợ kháng viêm, sát khuẩn da rất nhẹ nhàng và lành tính.
10. Giảm cân bằng sả
Bởi vì cây sả có tính ấm, nên khi dùng sả sẽ giúp cơ thể gia tăng quá trình tiêu hao năng lượng, từ đó làm giảm lượng mỡ tích tụ trong cơ thể. Bên cạnh đó chúng còn có tác dụng làm ra mồ hôi, tăng cường sự bài tiết và đào thải mỡ thừa. Từ đó giúp cơ thể hạn chế được sự hấp thu của các thành phần lipit có trong thức ăn vào đường ruột. Vì vậy, khi dùng cây sả thường xuyên cũng có tác dụng giảm cân đáng kể.
11. Củ sả làm đẹp da
Sả là một nguyên liệu không thể thiếu trong ngành mỹ phẩm, vì nó mang lại rất nhiều lợi ích tuyệt vời cho da. Những công dụng nổi bật của cây sả có thể kể đến gồm: cải thiện chất lượng da, giảm mụn nhọt, mụn trứng cá, đặc biệt là giúp làm săn chắc các cơ trong cơ thể.
12. Sả làm gia vị
Cũng tương tự như hoa hương thảo, củ sả cũng là một nguyên liệu làm gia vị khá phổ biến trong nhiều món ăn như: Gà kho sả, thịt kho, món chay ngon,… Sự góp mặt của sả vào việc chế biến thức ăn đã giúp món ăn khử được mùi tanh, tăng độ thơm ngon và đẹp mắt hơn
13. Tác dụng sả tạo mùi hương dễ chịu
Trong thân và lá sả có chứa tinh dầu với mùi hương khá dễ chịu nên chúng thường được dùng để chiết suất thành các loại tinh dầu thơm. Mùi hương của củ sả giúp khử mùi ẩm mốc, thanh lọc không khí và tạo cảm giác dễ chịu, giảm căng thẳng khá tốt
14. Củ sả giúp giảm đau
Tinh chất củ sả có thể làm giảm cảm bớt những cơn đau nhức như đau răng, đau khớp, đau cơ hay ở các bộ phận lưng, đầu. Để khắc phục được tình trạng này, bạn hãy lấy ít tinh dầu sả trộn đều với gấp đôi lượng dầu dừa. Rồi bôi vào những vị trí đau hoặc sưng, sau tầm 10-15 phút bạn sẽ thấy cơn đau được giảm bớt đi Trong trường hợp đau cấp tính, thì bạn có thể uống thêm nước sắc từ sả tươi.
15. Cây sả giàu dinh dưỡng
Trong một chén nước sả tươi có chứa khoảng hơn 10% hàm lượng sắt, kali, magie, kẽm và folate. Ngoài ra, chúng còn chứa khoáng chất mangan với hàm lượng vô cùng cao lên đến 175%. Với tác dụng vô cùng hữu ích trong việc điều trị bệnh thiếu máu, bệnh loãng xương và hội chứng tiền kinh nguyệt. Nên chúng rất được nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích sử dụng mỗi ngày.
16. Cây sả giúp làm tóc chắc khỏe, mềm mượt
Bạn có thể làm cho mái tóc được chắc khỏe, mềm mượt và giảm gàu bằng cách đun sả tươi lấy nước rồi gội đầu mỗi tuần 2 – 3 lần. Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp thêm lá chanh, lá bưởi để tăng hiệu quả độ hiệu quả và có được mùi hương dễ chịu hơn.
17. Sả giúp tẩy giun sán
Hai thành phần Borneol và Geraniol có trong tinh dầu tinh chất từ sả, còn có tác dụng hỗ trợ tẩy giun sán định kỳ khá tốt. Bạn có thể thực hiện bằng cách nhỏ 2 – 3 giọt tinh dầu pha với nước ấm rồi uống là được.
18. Sả làm dầu xoa bóp
Tinh dầu chiết suất từ cây sả còn được dùng làm dầu để xoa bóp các vị trí đau nhức, muỗi cắn và chống say xe. Để tăng thêm mức độ hiệu quả nhiều người còn kết hợp thêm một số loại thảo dược như: bưởi, chanh, hoa oải hương,…
Thông tin thêm
1. Ai không nên ăn củ sả?
Phụ nữ đang mang thai và cho con bú hoàn toàn không được ăn sả hoặc các thực phẩm có chứa sả trong suốt thời kỳ mang thai. Nguyên nhân, vì củ sả có tính kích thích tử cung và chu kỳ kinh nguyệt. Nên sẽ có thể dẫn đến tình trạng sảy thai.
Hiện nay, vẫn chưa có đầy đủ các thông tin đáng tin cậy về tính an toàn của cây sả đối với phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú. Do đó, để đảm bảo an toàn cho bản thân, các bà mẹ hãy lưu ý tránh sử dụng sả trong giai đoạn thai kỳ.
[TRỢ GIÁ] Tinh dầu Mộc Nhiên nguyên chất có kiểm định nhiều mùi 10ml, treo xe, kẹp điều hòa: Tinh...
Tinh dầu Mộc Nhiên nguyên chất có kiểm định, tinh dầu sả chanh,bạc hà,treo xe...giúp thơm phòng,khử mùi, đuổi muỗi
Máy xay tỏi ớt cầm tay mini,Xay Đá,Xay Thịt, băm rau củ quả, xay thịt, gừng, nghệ, hành, sả tiện...
Bột Củ Sả Nguyên Chất 100g
1 Lít tinh dầu Sả Phước Quảng chính gốc Huế
2. Hít hoặc uống tinh dầu sả có sao không?
Các chuyên gia y bác sĩ khuyên rằng, bạn không nên hít trực tiếp hoặc uống tinh dầu sả vào cơ thể. Bởi vì, nếu hít trực tiếp tinh dầu củ sả, bạn có thể gặp phải vấn đề sức khỏe liên quan đến phổi ví dụ như khó thở. Còn trong trường hợp nuốt phải thuốc chống côn trùng làm từ dầu cây sả, có thể nguy hiểm đến tính mạng.
3. Tác dụng phụ khi dùng củ sả
Sử dụng quá nhiều sả trong thời gian ngắn có thể gây nên những tình trạng như: buồn ngủ, chóng mặt, khô miệng, tăng cảm giác thèm ăn,… Đồng thời với một số người có làn da nhạy cảm, khi bôi trực tiếp tinh dầu sả lên da có thể gây tình trạng kích ứng nhẹ. Cho nên, bạn cần có tần suất sử dụng hợp lý, để tránh tình trạng phản ứng ngược tác dụng.
Trên đây là những thông tin liên quan đến những tác dụng hữu ích của củ sả do Review chuẩn đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Mặc dù cây sả có nhiều công dụng tốt, nhưng bạn cũng cần có cách sử dụng hợp. Lưu ý những đối tượng chống chỉ định sử dụng, để tránh trường phản tác dụng không như mong muốn.
đã xài qua 1 chai, rất tốt, nhưng do siêu thị co op gò công ko bán nữa nên phải đặt online. Shop đóng gói kỹ.
đã xài qua 1 chai, rất tốt, nhưng do siêu thị co op gò công ko bán nữa nên phải đặt online. Shop đóng gói kỹ.