Gỗ công nghiệp MDF là một trong những nguồn nguyên vật liệu chính dùng để phục vụ cho ngành sản xuất đồ nội thất trang trí trong nhà. Cùng Review Chuẩn tìm hiểu ngay những thông tin chi tiết về loại gỗ này nhé.
Gỗ công nghiệp MDF là gì?
Khái niệm
MDF viết tắt của cụm từ “Medium Density Fiberboard”, có nghĩa là tấm ván sợi có mật độ trung bình. Trong sản xuất, tất cả các dòng gỗ công nghiệp MDF đều được ép bột sợi với tỷ trọng trung bình. Đồng thời được nén chặt ở cường độ cao. Vì vậy để phân biệt giữa các loại gỗ MDF thì cần dựa vào các thông số về mặt kỹ thuật, vật lý và các đặc điểm trên bề mặt ván gỗ.
Gỗ công nghiệp MDF cũng giống như các loại gỗ tự nhiên như gỗ trắc, gỗ căm xe. Khi được sản xuất ra sẽ có bề mặt láng mịn, chịu được mối mọt và dễ gia công. Ngay cả sau khi cắt ra, bề mặt gỗ cũng không hề bị dăm gỗ lởm chởm như những dòng gỗ công nghiệp khác.
Thành phần
Ván gỗ công nghiệp MDF về cơ được sản xuất ra từ các loại gỗ cứng và gỗ mềm nhưng chủ yếu sẽ là gỗ mềm. Tùy theo loại gỗ và mục đích sử dụng mà các nhà sản xuất sẽ thêm vào hỗn hợp tỷ lệ gỗ cứng phù hợp. Tấm ván gỗ MDF sẽ được chế tạo từ những thành phần sau: 75% bột sợi gỗ, bột độn cơ, 11 – 14% chất keo Urea Formaldehyde (UF). Ngoài ra hỗn hợp còn được thêm vào 1% sáp parafin và chất bảo vệ (chống mốc, chống mối mọt).
Để chế tạo ra gỗ công nghiệp MDF, các nhà sản xuất thường tận dụng sợi xơ gỗ nén lại, kết hợp với các miếng gỗ thừa. Từ đó có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm được nguyên liệu đồng thời góp phần tái chế bảo vệ môi trường.
Quy trình tạo ra ván MDF
Quy trình ướt
Đầu tiên bột gỗ sẽ được phun nước làm ẩm để kết thành từng miếng (Mat Formation) sau đó sẽ được rải đều lên khay để ép. Tiếp theo khay gỗ sẽ được ép nhiệt lần 1 để thành tấm ván có độ dày sơ bộ. Cuối cùng, tấm ván sẽ được đưa qua thiết bị xông hơi ở nhiệt độ cao để nén chặt 2 mặt gỗ làm làm bay hơi nước.
Quy trình khô
Trước hết bột gỗ sẽ được trộn cùng với keo và các phụ gia sau đó sấy sơ bộ. Hỗn hợp bột sau khi đã ráo keo sẽ được trải lên khay. Tùy theo kích thước và độ dày tấm ván mà bột gỗ sẽ được rải đều thành 2 – 3 tầng. Tấm ván gỗ này sẽ được chuyển qua ép nhiệt 2 lần. Lần thứ nhất là ép sơ bộ và từng lớp gỗ sẽ được ép riêng. Lần thứ 2 là tất cả các lớp sẽ được ép chung để nén chặt vào với nhau.
Máy sẽ được thiết lập nhiệt độ phù hợp để làm bay hơi nước. Đồng thời giúp keo rắn lại, kết dính được các lớp gỗ. Sau khi quy trình ép hoàn tất, ván sẽ được cắt ra thành những miếng có kích thước phù hợp. Sau đó sẽ được chà nhám bề mặt và phân loại.
TẤM VÁN LẺ MVL-001 - VÁN CÔNG NGHIỆP, VÁN AN CƯỜNG, GỖ CÔNG NGHIỆP MDF, KHÔNG CONG VÊNH NHIỀU KÍCH...
Sàn gỗ công nghiệp giá rẻ ✅FREE SHIP✅ Sàn gỗ công nghiệp giá rẻ Galamax GD : 6996
Giường cuộn trải sàn thông minh - Gỗ Thông Mỹ - Mùi thơm tự nhiên - 1m, 1m4, 1m6, 1m8,...
Giường ngủ gỗ công nghiệp hiện đại MDF chuẩn E1 OHAHA 077 - 2 hộc tủ bên trái hoặc phải...
Kích thước gỗ MDF hiện nay
Gỗ công nghiệp MDF là loại có cốt gỗ rất thích hợp để phủ các lớp melamine, laminate, veneer,… Các ván gỗ hiện nay thường có kích thước thông dụng là chiều dài từ 1m2 đến 1m6. Và chiều dày dao động từ 5mm, 6mm, 9mm, 12mm, đến 15mm và 17mm.
Các loại gỗ MDF phổ biến
Gỗ MDF chống cháy
Gỗ công nghiệp MDF chống cháy thường được tin dùng tại các tòa nhà chung cư, địa điểm trưng bày lớn. Nhằm hạn chế được sự lây lan của lửa và khói độc khi đám cháy xảy ra. MDF chống cháy thường có màu hồng nhạt khá dễ phân biệt với MDF thường (màu nâu, vàng) và MDF chống ẩm (xanh lá).
Gỗ công nghiệp MDF chống cháy có tác dụng giảm thiểu tốc độ lây lan của lửa nhờ vào đặc điểm bắt lửa chậm, giúp cho đám cháy không lây lan quá nhanh. Bên cạnh đó loại gỗ này cũng tạo ra rất ít khói khi bị đốt cháy. Vì vậy có thể hạn chế được nguy cơ ngộ độc khói cho người dùng. Đồng thời gỗ MDF chống cháy cũng tỏa ra ít chất formaldehyde độc hại hơn các loại gỗ thường.
Gỗ MDF chống ẩm
Gỗ công nghiệp MDF chống ẩm hay còn được gọi là MDF lõi xanh chống ẩm là loại gỗ có màu xanh lá rất dễ nhận biết. Trong điều kiện thời tiết ẩm ướt, sản phẩm gỗ này có thể đảm bảo điều kiện không thấm nước, bị mốc hay mối mọt như gỗ trắc tự nhiên. Nhờ vậy có thể bảo toàn được tính thẩm mỹ cũng như an toàn của sản phẩm khi sử dụng.
Bên cạnh đó loại ván gỗ MDF chống ẩm còn có độ cứng khá rắn chắc, khả năng cách âm và cách nhiệt tốt. Bề mặt gỗ bằng phẳng, nhẵn bóng nên khá thích hợp để sản xuất các đồ dùng nội thất ở các vị trí dễ dính nước. Như tủ kệ bếp, cửa sổ, cửa ra vào,…
Gỗ MDF thường
Gỗ công nghiệp MDF thường là dòng gỗ nguyên liệu phổ biến nhất với độ bền cao, có bề mặt nhẵn mịn và khó bị làm cong vênh. Loại gỗ này có thể có độ bền lên tới 10 – 15 năm mà không bị nứt, mục rữa hay mối mọt nên rất phù hợp để sản xuất đồ nội thất lớn.
Bên cạnh đó gỗ công nghiệp MDF thường còn có giá thành khá rẻ, lại là giống gỗ có nguồn gốc bán tự nhiên nên rất được các gia đình ưa chuộng sử dụng. Dòng gỗ này vừa có thể tiết kiệm chi phí cho người dùng lại vừa mang đến những sản phẩm nội thất có chất lượng tuyệt vời.
Đổi mới không gian sống với 13 xu hướng thảm phòng khách mới nhất 2023
Đánh giá ưu nhược điểm của gỗ công nghiệp MDF
Ưu điểm
- Gỗ công nghiệp MDF có bề mặt phẳng, nhẵn mịn và sáng bóng, có độ bền cao và ít bị cong vênh
- Gỗ có khả năng cách âm, cách nhiệt cao và ít bị mối mọt tấn công
- Sản phẩm rất dễ gia công nên có thể chế tác nhiều mẫu mã, kiểu dáng đa dạng
- Bề mặt gỗ có kích thước lớn nên phù hợp để sản xuất các loại đồ nội thất cỡ lớn, từ kệ tivi đơn giản đến giường có ngăn kéo. Giúp tiết kiệm chi phí sản xuất tối đa
- Loại gỗ này bám sơn tốt và giữ màu lâu, nên thích hợp sơn các lớp trang trí melamine hoặc laminate để thêm đa dạng màu sắc
- Giá gỗ công nghiệp MDF rẻ hơn so với mặt bằng chung trên thị trường
Nhược điểm
- Gỗ công nghiệp MDF thông thường chống thấm nước không được hiệu quả. Tuy nhiên đã có dòng MDF lõi xanh để khắc phục nhược điểm này
- Do đặc tính gỗ khá cứng, độ dẻo dai không cao nên khó có thể trạm trổ chi tiết được tự nhiên như gỗ thường
- Kích thước tấm ván khá mỏng nên khi muốn chế tác những đồ dùng có độ dày cao thì cần sử dụng nhiều tấm gỗ để ghép lại
- Gỗ chất lượng thấp có thể ảnh hưởng đến sức khỏe người sản xuất cũng như người dùng do trong gỗ có chứa 1 lượng Formaldehyde nhất định
Ứng dụng gỗ công nghiệp MDF trong đời sống
Bàn ghế MDF
Bàn ghế được chế tác từ gỗ công nghiệp MDF thường sẽ được thiết kế theo phong cách hiện đại với vài nét chấm phá. Mỗi sản phẩm đều sẽ được gia công tỉ mỉ, chi tiết để đảm bảo chất lượng sản phẩm không bị cong vênh, trầy xước hay tróc sơn. Sản phẩm có thể dễ dàng hòa hợp với không gian nội thất theo xu hướng thời nay.
Giường ngủ MDF
Giường gỗ MDF là loại giường ngủ khá quen thuộc được gia công từ loại gỗ công nghiệp này. Sản phẩm có độ bền cao, thiết kế đẹp mắt cùng với kiểu dáng đa dạng. Bên cạnh đó loại giường gỗ này có giá thành khá hợp lý, thời gian thi công nhanh nên rất được ưa chuộng sử dụng trong nhà.
Thông thường các loại giường gỗ MDF sẽ được sản xuất từ gỗ công nghiệp MDF lõi xanh chống ẩm, mốc. Dòng gỗ này vừa hỗ trợ sản phẩm chống thấm nước, bề mặt cũng nhẵn bóng cho phép phủ được đa dạng màu sơn bắt mắt.
Tủ gỗ MDF
Tủ quần áo gỗ MDF thường được thiết kế rất đa dạng màu sắc, kích cỡ để phù hợp với nhu cầu của từng khách hàng. Loại tủ gỗ này có thiết kế hiện đại, sang trọng với màu sắc trang nhã và thành lịch. Vì vậy rất được các khách hàng đang sinh sống tại nhà riêng, chung cư hay biệt thự ưa thích chọn mua. Có một số nhà sản xuất còn nhận thiết kế, lắp đặt theo yêu cầu để phục vụ khách hàng sản phẩm họ ưng ý nhất.
Bàn làm việc gỗ MDF
Bàn làm việc được chế tạo từ gỗ MDF là một trong những sản phẩm nội thất gỗ được người dùng Việt ưa chuộng. Nhất là trong thời đại ngày nay khi nền công nghiệp sản xuất nội thất văn phòng làm từ gỗ đang ngày càng phát triển mạnh mẽ. Trong đó bàn làm việc từ gỗ công nghiệp MDF luôn được lòng người dùng, nhờ thiết kế mẫu mã thanh lịch, sang trọng. Đồng thời sản phẩm cũng có độ bền cao, khả năng chống nước, chịu nhiệt tốt.
So sánh gỗ MDF và MFC
MFC là tên gọi viết tắt của cụm từ “Melamine Faced Chipboard”, có nghĩa là dòng ván gỗ dăm (gồm OSB, PB, WB) được phủ Melamine. Giống gỗ này được khai thác từ các loại cây gỗ lớn như bạch đàn, keo hay cao su.
Gỗ MFC
Dòng gỗ MFC thường chỉ được phủ duy nhất 1 lớp Melamine nên để hoàn thiện bề mặt thì phải dán thêm cạnh để tránh nứt, gãy hay trầy xước. MFC thường được ứng dụng để sản xuất các loại tủ kệ bếp, tủ quần áo do có khả năng uốn cong tốt hơn gỗ công nghiệp MDF.
Gỗ MDF
Tuy nhiên gỗ công nghiệp MDF lại có tính chất thân thiện hơn và tính thẩm mỹ cao hơn nên thường sẽ được dùng để chế tạo giường ngủ, bàn ghế, bàn mỹ phẩm,…
Nếu được đặt trong môi trường phù hợp và được bảo quản đúng cách thì gỗ MDF sẽ có tuổi thọ lên đến 15 năm. Vì vậy sản phẩm gỗ này khá được ưa chuộng nhờ độ bền cao.
Phân biệt gỗ MDF và HDF
Cả hai loại gỗ công nghiệp MDF và HDF đều có thành phần là bột gỗ, keo kết dính cùng nước và các chất phụ gia khác. Quy trình sản xuất ra hai dòng gỗ này cũng khác tương đồng, đều được ép thủy lực để hình thành. Tuy nhiên ván gỗ HDF sẽ được nén và áp dưới áp lực cao hơn ván MDF.
Gỗ MDF
Điểm khác biệt lớn nhất của hai loại gỗ này nằm ở mật độ sợi gỗ trong quá trình sản xuất. Loại gỗ MDF sẽ có mật độ sợi gỗ trung bình vào khoảng 75%, còn đối với gỗ HDF có mật đó khá cao từ 80 – 85%.
Gỗ HDF
Gỗ công nghiệp MDF có độ mềm, dẻo hơn và không rắn chắc bằng gỗ HDF. Bên cạnh đó do có mật độ sợi gỗ cao hơn. Nên ván gỗ HDF cũng sẽ có khả năng chịu áp lực, va chạm tốt và ít bị cong vênh hơn MDF.
Gỗ HDF còn có khả năng chống thấm nước và cách nhiệt hiệu quả. Độ bền HDF khá cao lên đến hơn 15 năm nên thường được ứng dụng chế tạo các sản phẩm trang trí ngoại thất như lót sàn, ốp cầu thang, lát tường,… Trong khi đó gỗ MDF sẽ thường được ứng dụng trong gia công nội thất có kích thước nhỏ hơn như giường ngủ, bàn ghế, tủ gỗ,…
Bề mặt gỗ công nghiệp MDF được phủ gì?
Veneer
Lớp phủ Veneer có thể hiểu là lớp sơn có màu tương tự như gỗ thiên nhiên, thường được phủ lên các loại gỗ công nghiệp để giúp sản phẩm trông đẹp mắt hơn. Các lớp phủ này thường rất mỏng và được xử lý chuyên nghiệp để sản phẩm trông giống tự nhiên nhất. Lớp phủ Veneer khá đa năng và có thể phủ lên bề mặt hầu hết các loại gỗ công nghiệp khác nhau, tiêu biểu như gỗ công nghiệp MDF.
Một số ưu điểm nổi bật của Veneer mang lại có thể kể đến như sau:
- Veneer được đánh giá là vật liệu có tính thân thiện với môi trường
- Giúp sản phẩm trông giống với gỗ tự nhiên nhất có thể đồng thời tiết kiệm được chi phí cho người dùng
- Lớp dán mỏng, linh hoạt, có thể điều chỉnh phù hợp với mọi bề mặt, đường cong để dán vừa khít nhất
- Có độ bền, khả năng chống mối mọt và hạn chế cong vênh tốt hơn so với gỗ tự nhiên
Melamine
Melamine có thể được hiểu là lớp phủ bề mặt giả gỗ được cấu tạo từ các chất màu công nghiệp. Hỗn hợp này sẽ được kết hợp với các chất kết dính phù hợp cho từng bề mặt khác nhau cấu tạo thành 3 lớp cơ bản:
- Lớp màng bảo vệ ngoài cùng (A): chịu trách nhiệm chống trầy xước, chống nước và cách âm
- Lớp màng giữa (B): hỗ trợ tạo thành các vân gỗ cho tấm ván. Lớp này sẽ giúp ván gỗ trông đẹp mắt và tự nhiên hơn
- Lớp giấy nền trong cùng (C): đây là lớp phụ trách tạo độ cứng rắn và hình thành độ dày thích hợp
Lớp phủ Melamine có một số ưu điểm nổi bật như sau:
- Melamine có tính chất thân thiện với môi trường
- Lớp phủ này có bảng màu rất nổi bật, phong phú và đa dạng, có độ bền lâu
- Sản phẩm có khả năng chống thấm nước, trầy xước, chống mối mọt và chịu được va đập mạnh
- Dễ dàng vệ sinh, lau chùi mà không lo phồng rộp, ẩm mốc
- Melamine có giá thành tương đối hợp lý và luôn được cập nhật phù hợp với xu hướng
Laminate
Laminate còn được biết đến với tên gọi High-pressure Laminate (HPL), có nghĩa là hợp chất có khả năng chống nước và chịu nhiệt cao. Chính vì vậy hợp chất này thường được phủ trên bề mặt gỗ công nghiệp MDF để tăng thêm chất lượng cho sản phẩm nội thất được gia công. Các sản phẩm được chế tác ra từ gỗ MDF phủ Laminate sẽ có kiểu dáng, màu sắc rất trang nhã. Bên cạnh đó sản phẩm còn có tuổi thọ khá cao do khả năng chống ẩm và chịu lửa tốt.
Laminate có những tính năng vượt trội như chịu được va đập cường độ mạnh, chống mối mọt và trầy xước. Sản phẩm cũng có bảng màu khá phong phú và đa dạng kết hợp với hoa văn 3D nổi bật không hề kém Melamine. Laminate có những đặc trưng được đánh giá cao như sau:
- Laminate có tính chất khá thân thiện với môi trường
- Lớp phủ mềm, dẻo có khả năng uốn cong theo hình dạng sản phẩm để phủ kín khắp bề mặt
- Dễ dàng lau chùi, vệ sinh bề mặt mà không lo ẩm mốc hay trầy xước
- Màu sắc lưu lại bền bỉ giúp sản phẩm duy trì được vẻ đẹp dài lâu
- Chứa hợp chất chống mối mọt xâm nhập và chống lại tác động từ hóa chất ngoài môi trường
- Chống nước tốt và chịu được nhiệt độ cao
Acrylic
Gỗ công nghiệp MDF được phủ một lớp Acrylic sẽ có độ sáng bóng và màu sắc đa dạng hơn hẳn. Acrylic hay còn được gọi bằng cái tên quen thuộc là Mica, có tính chất giống với nhựa trong suốt. Vì vậy loại gỗ được phủ chất này có thể có được bề mặt bóng bẩy, bắt mắt hơn.
Một số ưu điểm khi sơn lớp Acrylic có thể kể đến như:
- Acrylic giúp trang trí thêm cho tấm ván gỗ màu sắc đa dạng, phong phú hơn
- Lớp sơn mỏng, nhẹ trông rất tự nhiên
- Màu sắc phản chiếu lại khiến tấm gỗ trông sáng sủa hẳn lên
- Lớp sơn bền, khó bị trầy xước, bảo quản được chất lượng gỗ và tăng thêm tuổi thọ cho sản phẩm
- Dễ dàng trang trí tại nhiều địa điểm khác nhau
Sơn bệt bề mặt
Gỗ MDF là loại gỗ công nghiệp phổ biến nhất được đưa vào sơn bề mặt do gỗ có mặt phẳng khá nhẵn mịn. Các nhà sản xuất thường sơn bệt đối với gỗ công nghiệp để sản phẩm có màu sắc đa dạng, bắt mắt hơn.
Một số màu sơn thường thấy có thể kể đến như: nâu, đen, trắng, ghi, vàng, đỏ,… Bề mặt gỗ còn được sơn để phù hợp với địa điểm trưng bày như showroom, phòng ngủ, phòng bếp hay phòng khách,…
Báo giá gỗ MDF chi tiết
Loại gỗ |
Kích thước (mm) | Đơn vị |
Đơn giá (VNĐ) |
MDF 5mm | 1220×1440 | Tấm | 155.000 |
MDF 9mm | 1220×1440 | Tấm | 170.000 |
MDF 12mm | 1220×1440 | Tấm | 215.000 |
MDF 15mm | 1220×1440 | Tấm | 255.000 |
MDF chống ẩm 6mm | 1220×1440 | Tấm | 175.000 |
MDF chống ẩm 12mm | 1220×1440 | Tấm | 290.000 |
MDF chống ẩm 15mm | 1220×1440 | Tấm | 355.000 |
MDF chống ẩm 17mm | 1220×1440 | Tấm | 370.000 |
Gợi ý một số địa chỉ mua gỗ công nghiệp MDF uy tín
Gỗ An Cường
Công ty CP gỗ An Cường được đánh giá là đơn vị nổi tiếng, uy tín nhất trong ngành công nghiệp nguyên vật liệu gỗ và đồ trang trí nội thất. Công ty có mặt tại thị trường Việt Nam từ năm 1994 và đến nay vẫn được coi là ông trùm của ngành này.
Các dòng sản phẩm gỗ công nghiệp MDF của An Cường đều rất đa dạng từ mẫu mã đến chất liệu, luôn làm hài lòng được mọi nhu cầu của khách hàng. Các dòng nguyên liệu gỗ của công ty thường được tin dùng để chế tác đồ nội thất trong chung cư trên khắp cả nước.
Gỗ Minh Long
Công ty TNHH Minh Long là một thương hiệu có tiếng trong ngành công nghiệp gỗ. Đơn vị này đã cung cấp nguyên vật liệu gỗ và đồ trang trí nội thất làm từ gỗ công nghiệp MDF tại thị trường Việt Nam trong suốt hơn 15 năm. Các sản phẩm của công ty được tin dùng tại nhiều văn phòng, trường học, bệnh viện,…
Gỗ Minh Long có một sự phát triển đột phá về mẫu mã và công nghệ sản xuất sản phẩm. Các dòng sản phẩm của đơn vị đều có sự đa dạng về hình thức và có chất lượng đảm bảo, đáp ứng được phần lớn nhu cầu khách hàng.
Gỗ Tản Viên
Công ty TNHH Tản Viên là một nhà phân phối chuyên nhập khẩu các nguyên vật liệu gỗ để phục vụ sản xuất nội thất. Doanh nghiệp này đã có tuổi đời hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành công nghiệp gỗ. Các mẫu mã, chủng loại thuộc dòng gỗ công nghiệp MDF được phân phối rất đa dạng và đảm bảo về chất lượng.
Gỗ Trần Lai (TaLa)
Đây là đơn vị cung cấp gỗ có trụ sở và chi nhánh hầu hết ở khu vực các tỉnh miền Nam. Gỗ Trần Lai cung cấp rất đa dạng các chủng loại cũng như mẫu mã gỗ công nghiệp MDF cùng các loại gỗ vật liệu có bề mặt phủ Melamine, Veneer,… Nếu bạn sinh sống và làm việc chủ yếu ở phía Nam thì đây là một đơn vị rất lý tưởng để chọn mua gỗ MDF.
Gỗ công nghiệp MDF hiện nay được ứng dụng phổ biến để sản xuất rất nhiều đồ dùng trang trí nội thất. Đồng thời trên thị trường cũng rất nhiều nhà phân phối uy tín đối với dòng gỗ này. Vì vậy bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi chọn mua các sản phẩm từ gỗ MDF để trang trí cho căn nhà của mình.