Kiến ba khoang là loài côn trùng nguy hiểm, chứa độc tố mạnh gấp 12 – 15 lần nọc rắn hổ. Khi tiết dịch độc lên cơ thể người cần được xử lý sớm để không gây biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Cùng đi tìm hiểu kỹ về những đặc điểm và tập tính của loài kiến này để có biện pháp phòng tránh.
Đặc điểm kiến ba khoang
Tên gọi
Kiến ba khoang là một loại côn trùng cánh cứng có tên khoa học là Paederus Fuscipes (Tên tiếng anh là Rove Beetles). Ở một số vùng còn gọi theo một số tên gọi khác như: kiến khoang, kiến gạo, kiến cặp, kiến cong, kiến nhốt, kiến kim, kiến lác…
Đặc điểm sinh học
Kiến ba khoang có thân dài như hạt thóc, hình tròn. Với chiều dài khoảng 0,7 – 1cm, chiều ngang từ 2 – 5 mm. Bụng có đốt, có 3 chân với hình dáng thon nhọn về phía đuôi bay và chạy rất nhanh. Cơ thể được chia thành các khoang có màu nâu đỏ và đen. Ngực kiến có 3 đốt mang 3 đôi chân, 2 đôi cánh, đôi cánh cứng ngắn cụt ở ngoài. Vùng bụng trên và đầu có màu đen, vùng trên giữa phát quang ngũ sắc óng ánh màu xanh. Kèm theo đó là một đôi cánh cứng trong suốt gấp gọn dưới cánh cứng.
Đầu kiến nhỏ có hai râu đơn chia thành các đốt và mở rộng về phía trước. Bụng kiến gồm 10 đốt, giữa đầu ngực và bụng có khớp nối linh hoạt. Cho nên chúng có thể cong hay uốn mình sang hai bên.
Trong thân kiến có chứa chất Pederine ( C24H43O9N) có tác dụng gây bỏng da rất mạnh. Giống như chất caditadin có ở sâu ban miêu và chất phospho ở con giời. Khi tiết dịch đó lên cơ thể người sẽ bị rát và đau, nổi mụn nước như bị bỏng.
Thời gian sống
Kiến ba khoang trưởng thành có thể sống vài tháng và sinh sản ra 2 đến 3 thế hệ mỗi năm. Khi sản sinh trứng được đẻ riêng rẽ ở các đường đứt trên bề mặt đất. Kiến cái đẻ 18 – 100 trứng từ cuối tháng 4 hoặc giữa tháng 5 đến tháng 7. Ấu trùng sẽ được nở sau 3 đến 19 ngày, được chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 từ 4 ngày đầu đến ngày thứ 22, giai đoạn 2 từ ngày thứ 7 đến ngày 36. Nhộng được hình thành từ 3 đến 12 ngày. Số ngày hình thành vòng đời khoảng 22 đến 50 ngày. Để phát triển và tồn tại, kiến trưởng thành, ấu trùng sẽ ăn các loài côn trùng nhỏ hơn.
Thuốc đặc trị kiến ba khoang, bọ chét, muối và côn trùng Fendona của BASF(CHLB Đức) -Hàng nhập khẩu -An...
Bình xịt đuổi kiến ba khoang 280ml JULYHOUSE
Môi trường sống của kiến ba khoang
Vào mùa khô
Mùa khô kiến ba khoang sẽ ẩn náu ở những môi trường sau:
- Ven rộng, bãi cỏ: Loại kiến có ba khoang này thường trú mình và làm tổ ở trong các gốc rạ ở ruộng. Hay ngay về mặt đất ở các bãi cỏ để chúng có thể tổn tại.
- Công trình đang xây dựng: Đây là môi trường lý tưởng để sống của kiến ba khoang. Công trình đang xây dựng rất bừa bộn, có nhiều nơi thuận lợi cho kiến sống làm tổ.
Ngoài các môi trường sống trên, kiến có ba khoang có thể ẩn náu ở trong mùng màn, chăn chiếu, khăn tắm. Khi sử dụng các đồ vật này nên nhìn kỹ trước khi lau lên cơ thể của mình.
Loài này thường tìm thức ăn trên các ruộng lúa, trường học, ký túc xá, khu trọ, nhà tập thể ngoại ô có cỏ mọc xung quanh. Vào vụ lúa tháng 8 – tháng 11, xuất hiện nhiều rầy nâu, sâu lá chúng sẽ tìm đến và ăn thịt từng con. Vì thế, người ta xem chúng như loài thiên địch. Khi ruộng lúa đến vụ gặt, chúng sẽ bay vào khu nhà ở có ánh đèn neon để ăn các loại bọ, côn trùng… có trong nhà.
Vào mùa mưa nhiều nước
Đến mùa mưa bão, lũ lụt, kiến ba khoang sẽ di chuyển tìm nơi khô ráo hơn để trú. Đặc biệt, các ngóc ngách trong nhà ở của con người là nơi chúng tìm đến nhiều nhất. Vào ban đêm, kiến sẽ theo ánh đèn huỳnh quang sáng, bay vào nhà. Nếu bạn làm việc dưới ánh đèn bị côn trùng rơi vào mặt, cổ, chân, tay… Hãy thận trọng khi chạm vào kiến để không bị bỏng da.
Một điều nữa là kiến ba khoang có thể ẩn náu ở trong mùng màn, chăn chiếu, khăn tắm. Khi sử dụng các đồ vật này nên nhìn kỹ trước khi lau lên cơ thể của mình.
Kiến ba khoang xuất hiện vào mùa nào?
Kiến ba khoang có thể tồn tại ở các góc ngách, bụi rậm, đồng ruộng quanh năm. Tuy nhiên, thời điểm vàng cho sự phát triển và tấn công mạnh nhất của nó là mùa mưa có độ ẩm cao. Khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 8 có lượng mưa nhiều. Khi gặp đúng thời tiết khí hậu thuận lợi, kiến sẽ sinh sản và phát triển thuận lợi. Do đó, nếu không cẩn trọng bạn rất dễ bị kiến cắn.
Chính vì thế, khi mùa mưa đến hoặc vào các vụ mùa thu hoạch lúa. Bạn cần chủ động có những biện pháp phòng tránh kiến ba khoang xung quanh nơi mình đang sống. Vậy nếu không may bị loại kiến có ba khoang này đốt, người bệnh có bị hại gì không?
Có thể bạn quan tâm: Dấu Hiệu, Triệu Chứng Kiến Ba Khoang Đốt
Kiến ba khoang gây hại gì cho con người?
Khi vô tình dơ tay quệt hoặc đập làm dập kiến ba khoang. Chất Pederin sẽ được tiếp xúc với da. Ngay sau đó, bệnh nhân sẽ thấy biểu hiện ngứa rát và sưng tấy vùng có dịch tiếp xúc. Sau 6 đến 12 giờ, nếu không được xử lý sớm sẽ xuất hiện một vệt đỏ cộm, trên đó có những mụn nước to nhỏ khác nhau. 1 đến 3 ngày sau đó vết thương sẽ thành phỏng nước, có mủ sẽ làm đau và rát hơn nhiều. Nhiều người ở giai đoạn này kèm theo sốt nổi hạch, đau vùng cổ, nách, bẹn và vận động. Nếu không may bị tổn thương ở mắt có thể bị sưng húp 2 mắt và dẫn đến mù tạm thời. Một số trường hợp bị nặng phỏng mủ rộng, sưng sốt đau đến nỗi bạch cầu cao.
Ở giai đoạn hình thành các nốt mụn nước, nếu bệnh nhân chăm sóc vệ sinh rửa sạch sẽ. Giống như bị bỏng, sau một thời gian mụn nước sẽ tự vỡ da, bong vảy. Tái tạo nên lớp da non khác nhưng để lại thâm sẹo sau một thời gian dài. Tuy nhiên nó không ảnh hưởng nghiêm trọng với sức khỏe người bệnh.
Ngược lại, khi vệt mụn nước bị nhiễm khuẩn do vô tình chạm phải làm vỡ ra. Sẽ khiến cho nguy cơ vết thương bị viêm loét rất cao, thậm chí còn lây sang các vùng khác trên cơ thể. Do đó, khi bị kiến ba khoang đốt cần chăm sóc vết thương một cách cẩn thận. Để không làm vết thương trở nên nặng hơn và làm việc điều trị sẽ dễ dàng hơn.
Nhiều người lầm tưởng kiến ba khoang cắn vì cảm giác bị rát. Tuy nhiên, đó là do độc tố trên kiến tiết da tiếp xúc với da nên cho cảm giác như vậy. Bởi nó mạnh gấp nhiều lần so với axit sunfuric, nên tính ăn mòn axit sẽ nhanh chóng cho người bệnh cảm giác bị rát ngay sau khi tiếp xúc với dịch.
Bạn cần biết: Kiến Ba Khoang Đốt Có Nguy Hiểm Không?
Kiến ba khoang đốt nên và không nên làm gì?
Như đã đề cập, kiến ba khoang chứa độc tố mạnh gấp 12 – 15 lần nọc rắn hổ. Có khả năng gây bỏng và tổn thương da rất nhanh khi không xử lý đúng cách. Vậy bạn cần làm gì và không nên làm gì khi bị kiến ba khoang đốt?
Làm gì khi độc tố kiến ba khoang dính vào da?
Dùng nước sạch để rửa chỗ kiến tiết dịch, tốt nhất nên cho xà phòng làm sạch sâu thật kỹ. Việc này sẽ giúp làm giảm khả năng bị nổi các nốt mụn nước sau đó ít hơn. Bạn nên thực hiện thao tác hết sức nhẹ nhàng nếu không sẽ làm vết thương bị trầy xước ra. Sau đó nhanh chóng bôi hồ nước mua tại các hiệu thuốc dược phẩm.
Các ngày sau đó, nếu vết thương kiến đốt bị nhẹ, bạn chỉ cần dùng hồ nước bôi đều đặn là giúp hồi phục. Ngược lại, vết thương bị phỏng nặng xuất hiện mụn mủ phồng rộp lên. Bạn có thể dùng thêm kem mỡ Oxyde kẽm giúp kháng viêm và tái tạo da nhanh chóng.
Nếu vết thương có dấu hiệu lở loét, viêm nhiễm. Bạn có thể dùng thêm dung dịch xanh metilen 1%. Khi dùng thuốc bôi, mỗi ngày nên bôi 2 lần và trước khi bôi cần phải rửa sạch vết thương với nước muối loãng sinh lý.
Xử lý khi kiến ba khoang tiếp xúc với cơ thể
- Không dùng tay nghiền nát, chà sát giết kiến khi thấy nó trên cơ thể của bạn. Việc đó sẽ làm cho độc tố tiết ra nhiều và làm vết thương lan rộng ra.
- Khị bị dính độc tố của kiến, không được gãi hay chà mạnh sang vùng da khác. Không để các vùng da lành tiếp xúc với nơi có bị dính dịch độc.
- Không được để dịch tiếp xúc lâu với da, khi phát hiện cần đi rửa sạch vùng đó càng sớm càng tốt.
- Khi da bị tấy đỏ và lây lan rộng sang các vùng khác. Không tự ý mua thuốc điều trị, bởi trong các loại thuốc bôi chứa corticoid, chất giải độc tố…cần được bác sĩ chỉ định dùng đúng liều lượng và đúng cách.
Làm gì để phòng tránh kiến ba khoang đốt?
Vậy có cách nào để hạn chế kiến ba khoang đốt? Dưới đây là một số biện pháp giúp bạn có thể tham khảo:
- Chú ý việc vệ sinh an toàn và sạch sẽ ở bồn rửa mặt, bếp và đổ rác hàng ngày. Nếu để rác tồn trong nhà sẽ làm tổ thu hút kiến đến làm tổ
- Phơi đồ ở những nơi khô ráo, thoáng mát. Tốt nhất là nên có lưới chống muỗi, chống côn trùng khi ngủ
- Nên tắt điện vào ban đêm, đặc biệt là ánh đèn huỳnh quang vào ban đêm để hạn chế thu hút kiến cắn bay vào nhà
- Vào mùa mưa, nên phun thuốc diệt côn trùng thường xuyên. Để không cho kiến ba khoang hay bất cứ côn trùng nào có thể tấn công nhà bạn
- Trước khi dùng khăn mặt, quần áo cần quan sát và kiểm tra kỹ lưỡng trước khi dùng. Để có thể phát hiện ra kiến ba khoang ẩn nấp và xử lý kịp thời
Đây là những điều cơ bản nhất cần chú ý trong sinh hoạt hàng ngày để tránh bị kiến ba khoang tấn công bạn. Nếu thực hiện được tốt, bạn sẽ bảo vệ an toàn cho mình và những người thân trong gia đình.
Trên đây là toàn bộ các thông tin về kiến ba khoang, mong rằng sẽ giúp bạn có những kiến thức bổ ích trang bị cho cuộc sống. Đồng thời hiểu được tác hại của kiến ba khoang khi bị cắn, cũng như biết cách xử lý và phòng tránh cho bản thân và những người xung quanh.