Sốt xuất huyết là bệnh có thể được điều trị và theo dõi tại nhà. Tuy nhiên, nếu không có đủ kiến thức hay không biết cách chăm sóc người bị sốt xuất huyết thì lại có thể gây ra những tai nạn đáng tiếc. Cùng bài viết này tìm hiểu xem Sốt xuất huyết nên làm gì? Để có thể chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết đúng cách nhé!
Làm gì khi bị sốt xuất huyết?
Khi bị sốt xuất huyết người bệnh sẽ cảm thấy cơ thể đau nhức, mệt mỏi. Kèm theo đó là những triệu chứng như sốt cao, trong người luôn cảm thấy rét, nổi mẩn đỏ dưới da,…. Khi thấy bản thân hay người thân có những triệu chứng này bạn nên lưu ý những điều được phép làm và không được phép làm dưới đây. Tránh những tai nạn không mong muốn có thể xảy ra trong khâu chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết.
Nên làm khi bị sốt xuất huyết
Dưới đây là những việc bạn nên làm để chăm sóc bệnh nhân có những biểu hiện mắc bệnh sốt xuất huyết. Chúng sẽ giúp người bệnh cảm thấy thoải mái, mau khỏi bệnh và tránh gặp phải các biến chứng:
Cách ly người bị sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết không lây qua tiếp xúc hay hô hấp, vi khuẩn gây sốt xuất huyết lây lan qua đường muỗi cắn. Tuy nhiên, trong thời điểm phát hiện người bị bệnh, nên cách ly người bệnh, tránh để muỗi truyền từ người bệnh sang người khỏe mạnh. Nhất là đối với những gia đình có trẻ em. Ngoài ra, bạn nên chú ý liên tục bôi thuốc chống muỗi, mắc màn khi đi ngủ,…. Để hạn chế tối đa khả năng lây truyền của bệnh.
Theo dõi liên tục bằng cặp nhiệt độ
Khi bị sốt xuất huyết, người bệnh thường xuyên sốt cao. Muốn nhanh chóng khỏi bệnh, bạn cần đảm bảo giữ thân nhiệt của bệnh nhân không được quá cao. Vì vậy, cần thường xuyên đo thân nhiệt cho người bệnh, theo dõi sát sao và áp dụng những phương pháp giảm sốt cần thiết cho họ.
Nghỉ ngơi trong phòng thoáng mát
Biểu hiện của người bị sốt xuất huyết là luôn cảm thấy rét run người. Nhiều người không có kiến thức chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết sẽ lấy chăn hoặc áo ấm cho họ mặc. Thế nhưng, lúc này bệnh nhân đang bị sốt, thân nhiệt vô cùng cao vì thế cần phải được nghỉ ngơi trong môi trường thoáng mát, bật điều hòa ở nhiệt độ lý tưởng. Giúp cân bằng lại thân nhiệt của bệnh nhân.
Đảm bảo bệnh nhân mặc thoáng mát
Cùng lý do trên, do người bệnh luôn cảm thấy cơ thể lạnh thế nhưng nhiệt độ cơ thể họ lại rất cao. VÌ vậy không nên mặc nhiều quần áo ấm, đắp chăn dày cho người bệnh. Thay vào đó, hãy cho họ mặc thoáng mát, tạo điều kiện cho nhiệt lượng giải phóng ra bên ngoài.
Trữ một vài loại thuốc giảm sốt cần thiết
Luôn đảm bảo trong nhà có một vài loại thuốc giảm sốt lành tính. Để luôn sẵn sàng đối phó với những đợt sốt bất chợt. Hãy chắc chắn, những loại thuốc giảm sốt này không làm ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Bạn có thể đi khám và nhận lời khuyên tư vấn các loại thuốc có thể sử dụng được nhé!
Ngoài ra, nên cung cấp nước và vitamin giúp người bệnh tăng cường sức đề kháng, đủ sức khỏe để chống chọi với bệnh tật. Đây cũng là lưu ý quan trọng, bởi cơ thể khỏe mạnh thì khỏi bệnh cũng sẽ nhanh hơn.
Có thể bạn quan tâm: Người Bị Sốt Xuất Huyết Nên Ăn Gì Và Kiêng Gì?
[Freeship 99k] Vợt Muỗi Eco Nakagami hàng Việ
[FREESHIP] Vợt Muỗi kiêm Đèn Bắt Muỗi 2 trong 1 Weidasi WD955 - Pin sạc cao cấp 1200 mah -...
Không nên làm khi bị sốt xuất huyết
Không tự ý dùng thuốc giảm sốt
Nếu chưa xác định được biểu hiện sốt do bệnh gì thì không nên sử dụng thuốc giảm sốt bừa bãi, đặc biệt là aspirin và ibuprofen. Đây là 2 loại thuốc làm xuất huyết dạ dày nghiêm trọng đối với bệnh nhân bị sốt xuất huyết, có khả năng dẫn đến tử vong.
Kiêng một vài loại thực phẩm
Các bệnh nhân sốt xuất huyết được bác sĩ chỉ định không được sử dụng một số loại thực phẩm như: trứng, dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, đồ ăn chiên dầu mỡ,….
Không ra gió
Khi cơ thể đang yếu, nên ra gió rất dễ bị trúng gió và là nặng thêm tình hình bệnh thêm nặng và kéo dài thời gian điều trị.
Không tắm nước lạnh
Khi bị sốt xuất huyết chỉ nên lau người bằng khăn ướt chứ không được tắm. Để tránh khả năng nhiễm lạnh gây viêm phổi.
Phương pháp điều trị sốt xuất huyết hiệu quả?
Nên chữa trị bệnh sốt xuất huyết bằng phương pháp nào?
Không có phương pháp điều trị sốt xuất huyết cụ thể. Tuy nhiên, với mỗi giai đoạn của bệnh, người ta lại có thêm những lưu ý giúp người bệnh cảm thấy thoải mái hơn trong quá trình chữa bệnh và điều trị bệnh kịp thời. Cụ thể như sau:
Giai đoạn 1
Đây là giai đoạn điều trị sốt xuất huyết tại nhà, khi phát hiện các triệu chứng của bệnh từ 2 – 7 ngày. Trong giai đoạn này, nên tăng cường sức đề kháng và bù nước cho cơ thể. Bằng cách cho người bệnh uống thật nhiều các loại thức uống hoa quả. Đồng thời kết hợp tăng các loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao bồi bổ cho người bệnh.
Giai đoạn 2
Nếu xuất hiện thêm các triệu chứng có hiện nghiêm trọng hơn. Bệnh nhân nên được đưa vào viện để tiếp tục khám và theo dõi. Thời gian này, trên da bệnh nên sẽ bắt đầu xuất hiện các mụn đỏ. Lưu ý, không tự điều trị bằng thuốc cho bệnh nhân, khi chưa hiểu rõ về các thành phần của thuốc.
Chuyên gia giải đáp: Bệnh Sốt Xuất Huyết Có Bị Lại Không?
Giai đoạn 3
Nếu phát hiện bệnh nhân có biểu hiện xuất huyết cần phải đưa họ vào bệnh viện. Đi kèm với xuất huyết là biểu hiện của người bệnh bao gồm sốt li bì, chân tay lạnh cóng, khó thở, mạch yếu,….
Sai lầm trong cách chăm sóc người bị sốt xuất huyết
Một số quan niệm sai lầm của người bệnh trong khâu hồi phục và điều trị sốt xuất huyết. Nên tránh phạm phải những sai lầm này bạn nhé!
Hạ sốt không khoa học
Với mong muốn nhanh chóng khỏi bệnh, nhiều người sử dụng thuốc hạ sốt, pha nước điện giải quá liều lượng. Những điều này sẽ gây ra những thay đổi trong nội tạng cơ thể, ví dụ như ngộ độc gan, rối loạn điện giải trong cơ thể. Thậm chí, nếu dùng sai loại thuốc hạ sốt còn khiến chảy máu dạ dày trong, vô cùng nguy hiểm.
Tăng cường đề kháng sau hồi phục sai cách
Thông thường, khi bị sốt người ta sẽ truyền dịch vào cơ thể với mục đích giảm sốt nhanh chóng. Tuy nhiên, nhiều người lại cho rằng nếu tiếp tục truyền dịch sẽ giúp có sức đề kháng tốt hơn. Về lý thuyết chúng không thực sự giúp sức đề kháng được nâng cao. Mà nếu truyền nước hay truyền nước tại các bệnh viện tư nhân không uy tín còn làm ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.
Cách chăm sóc người bị sốt xuất huyết đúng cách
Nhìn chung, khâu chăm sóc người bị sốt xuất huyết đa phần chỉ ở giai đoạn đầu và giai đoạn 2. Ở giai đoạn này, người chăm sóc cố gắng theo dõi sát sao nhiệt độ cơ thể của người bệnh là quan trọng nhất. Những trường hợp bệnh nặng, ngoài tăng xác suất gặp biến chứng còn gây ra những cơn co giật bất chợt, nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân.
Ngoài ra, nếu muốn xác định chính xác liệu bản thân hay người nhà có bị sốt xuất huyết hay không. Thì cần tới bệnh viện để xét nghiệm chính xác. Bởi những dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết trong thời gian đầu có thể sẽ khiến bạn nhầm lẫn với loại số thông thường hoặc sốt rét, sốt zika,….
Đương nhiên, việc phát hiện ra các triệu chứng và theo dõi tại nhà là hoàn toàn có thể. Tuy nhiên, không thể loại bỏ trường hợp nhầm lẫn với các loại sốt khác.
Bạn cần biết: Nhận Biết Sốt Xuất Huyết Và Sốt Phát Ban
Những thông tin trên đây là những thống kê chính xác và đầy đủ nhất. Hướng dẫn bạn đọc và người thân sốt xuất huyết nên làm gì và cách chăm sóc bệnh nhân bị sốt xuất huyết đúng cách. Mong rằng bài viết này có thể giúp được bạn trong những tình huống gặp ca bệnh sốt xuất huyết trong thực tế.