Để những giá trị tốt đẹp được truyền đời, ông bà cha mẹ thường kể truyện cổ tích cho bé . Mỗi một câu chuyện đều sẽ mang những dấu ấn riêng và là khúc ca êm dịu nhất đi vào tiềm thức trẻ nhỏ. Đó không chỉ là khoảnh khắc nghe bà ngồi kể chuyện, mà đó còn là những bài học vô giá mà bé sẽ nhớ rất lâu.
1. Rùa và Thỏ
Thuở xưa, tận sâu bên trong khu rừng nọ đã diễn ra một cuộc thách đố chạy đua giữa Thỏ và Rùa. Thỏ luôn luôn cho rằng với sức chạy của mình thì phần thắng sẽ thuộc về chú ta. Chính vì sự chủ quan này mà Thỏ quyết định nằm trên cây đánh một giấc ngủ dài. Trái với sự tự tin của Thỏ, Rùa luôn ý thức được bản thân chậm chạp nên rất cố gắng bò về đích. Và kết quả là, chú Rùa đã chiến thắng bạn Thỏ quá chủ quan kia.
Đây là truyện cổ tích cho bé mà bố mẹ có thể mượn nó để răn dạy bé rằng không nên quá chủ quan, quá tự tin vào bản thân. Những người nhanh nhẹn nhưng suy nghĩ luôn coi thường người chậm hơn mình sẽ phải trả cái giá đắt giá.
2. Sơn Tinh, Thủy Tinh
Vua Hùng thứ 18 có một cô con gái tên Mỵ Nương xinh đẹp đã đến tuổi cập kê. Một hôm, có hai chàng trai xưng là Sơn Tinh và Thủy Tinh đến cầu hôn nàng. Vua Hùng thấy ai cũng vừa mắt bèn nói nếu ai mang đủ sính lễ theo yêu cầu và đến trước, Mỵ Nương sẽ theo người đó.
Tờ mờ sáng ngày sau, Sơn Tinh đã mang lễ vật đến trước và thành công rước được người đẹp về. Thủy Tinh đến chậm hơn nên đã rất tức giận bèn hô mưa gọi gió đánh Sơn Tinh để cướp Mỵ Nương. Nước dâng cao bao nhiêu thì người dân cùng của cải thiệt hại bấy nhiêu, khổ không kể hết. Thấy vậy, Sơn Tinh liền dời núi ngăn không cho nước lũ tiếp tục tấn công. Hai vị thần đánh nhau một trận long trời lở đất nhưng cuối cùng Sơn Tinh thắng. Thủy Tinh thua cuộc nhưng năm nào cũng quay lại để trả mối thù xưa.
Đây là truyện cổ tích cho bé rất hay và ý nghĩa nói ngợi ca sức mạnh chế ngự thiên tai của người Việt cổ. Đồng thời ca ngợi công lao dựng nước của vua Hùng.
Truyện cổ tích Việt Nam
Truyện Cổ Tích Thế Giới Hay Nhất Combo 12 cuốn
3. Con quạ và cái bình
Đây là truyện cổ tích cho bé rất hay và ý nghĩa. Chuyện kể rằng một con quạ đang bay do quá khát nước nên đã tìm chỗ dừng chân. Chỗ quạ đậu không xa là chiếc bình chứa nước đủ làm giải cơn khát của quạ. Con quạ mừng rỡ bèn lại gần thì phát hiện mỏ của mình không thể với đến nước vì cổ chiếc bình quá dài. Vắt óc suy nghĩ, quạ ta bèn nghĩ ra kế gắp từng viên sỏi nhỏ bỏ vào trong bình. Dần dần bình có nhiều sỏi hơn và theo đó mực nước cũng dâng lên. Cuối cùng con quạ tha hồ hưởng thụ làn nước trong veo ấy.
Con quạ và cái bình là một câu chuyện khuyên rằng: Giữ cho cái đầu bình tĩnh là cách giải quyết tốt nhất cho mọi vấn đề. Hãy dạy các bé nhà mình phải bình tĩnh trong mọi hoàn cảnh. Kể cả tình huống có khó khăn đến đâu cũng có cách giải quyết.
4. Câu chuyện bó đũa
Đây là một truyện cổ tích cho bé rất hay mà phụ huynh có thể tham khảo. Có gia đình nọ rất đông con cái nhưng các con luôn bất hòa với nhau khiến người cha rất buồn lòng. Người cha muốn các con yêu thương, đùm bọc lẫn nhau nên đã dạy con một bài học vô cùng đắt giá.
Ông gọi các con lại gần và đưa mỗi người một chiếc đũa, yêu cầu từng người bẻ nó. Kết quả là, ai cũng có thể dễ dàng bẻ gãy. Tiếp đến, ông dùng một nắm đũa và đưa cho từng người nhưng lúc này không một ai trong số các con ông bẻ được. Đến đây, ông cười hiền từ và nói với các con một câu vô cùng sâu sắc. “Con người cũng giống như chiếc đũa, đoàn kết thì sẽ vững mạnh,không một thế lực nào có thể làm lung lay”. Bấy giờ, các con của ông hiểu ra và ôm chầm lấy nhau. Sau khi lĩnh hội được bài học của cha, họ trở nên gắn bó và luôn giúp đỡ, yêu thương nhau nhiều hơn trước.
Bố mẹ có thể thông qua truyện cổ tích cho bé này để dạy con: Phải luôn luôn đoàn kết, yêu thương mọi người trong gia đình.
Có thể mẹ quan tâm: Tips Chọn Đồ Sơ Sinh Cho Bé
5. Sự tích cây vú sữa
Ngày xưa có cậu bé được mẹ nuông chiều nên rất nghịch ngợm, ham chơi. Một ngày nọ, cậu bị mắng rồi dỗi mẹ, vùng vằng bỏ nhà đi lang thang khắp nơi. Mẹ cậu ở nhà ngày ngày chờ mong nhưng không thấy cậu về nên lúc nào cũng buồn rầu. Bởi quá thương nhớ con trai lại vô cùng mệt mỏi, bà đã gục xuống trong lúc đợi cậu về. Còn với cậu bé, khi đã bỏ nhà đi một khoảng gian, cậu rất đói, rất khát và rất nhớ mẹ. Rồi cậu đã quyết định đi về nhà.
Gọi mãi không thấy mẹ đâu, chỉ thấy một cái cây to, đầy trái ngọt trước sân nhà. Cậu hái một quả xuống ăn, mùi của quả thơm như dòng sữa mẹ. Bấy giờ, cậu mới nghe cây thì thầm như lời của mẹ cậu hay nói. Cậu ôm lấy thân cây và bật khóc, cây rung rinh lá và ôm chầm lấy cậu như người mẹ ôm đứa con của mình. Từ đó, quả của cây này có tên là Quả Vú Sữa.
Đây là một truyện cổ tích cho bé cảm động về tình mẫu tử. Phụ huynh có thể mượn câu chuyện để dạy con phải biết hiếu thuận và yêu thương mẹ của mình.
6. Cậu bé Tích Chu
Có một cậu bé tên là Tích Chu bởi cha mẹ mất sớm nên được bà nuôi dưỡng và chăm sóc. Bà vất vả nuôi cậu nhưng càng lớn cậu bé lại càng ham chơi, bà tuổi già sức yếu, làm lụng nhiều nên đã bị ốm. Trong lúc bà ốm, cậu bé cũng chẳng mảy may quan tâm mà chỉ để ý rong ruổi với lũ bạn. Một hôm, bà của cậu quá khát nước nhưng không thể tự lấy, Tích Chu mải chơi không chăm bà. Khi cậu về thì phát hiện bà đã hóa thành một chú chim trắng đi tìm nước. Cậu cuống quýt đuổi theo bà và hứa cậu sẽ ngoan ngoãn chỉ cần bà quay trở lại. Nhưng người bà của cậu đã mãi mãi không quay về mặc cho cậu có gào khóc.
Nghe tiếng nức nở, một bà tiên đã hiện lên chỉ cho cậu tìm nước tiên để bà quay về. Không ngần ngại, cậu vượt bao khó khăn để lấy về cho bà uống. Cuối cung, bà cậu lại trở về hình dáng như xưa, Tích Chu cũng vâng lời, yêu thương bà hơn trước.
Bạn có thể mượn truyện cổ tích cho bé này để dạy con phải biết hiếu thuận, yêu thương ông bà của mình.
7. Sự tích Dưa hấu
Mai An Tiêm là một chàng trai được vua Hùng thứ 17 nhận làm con nuôi. Anh là người bộc trực nên lời nói lúc nào cũng thẳng thắn, điều đó làm một số viên quan khác rất ghen tức. Một lần, Mai An Tiêm bị một viên quan trong triều bôi nhọ, nói xấu anh trước vua. Bệ hạ vô cùng nổi giận, không nói một lời đày cả nhà Mai An Tiên ra đảo.
Giữa nơi đảo hoang lạ lẫm, anh và vợ rất vất vả để kiếm sống qua ngày nhưng họ chưa từng bỏ cuộc. Bỗng một hôm, có con chim ăn quả lạ và để hạt lại, anh đã nghĩ cách ươm hạt này để nó thành cây. Sau nhiều ngày tháng vun trồng, cây đã cho ra rất nhiều quả to, lạ, vị ngọt. Anh đem quả này đi buôn bán và đổi lấy rất nhiều thức ăn. Loại quả này nhanh chóng lan truyền rộng rãi và dâng đến hoàng cung. Vua thấy loại quả vừa thanh vừa ngọt mát bèn hỏi nguồn gốc. Nghe xong, ngài biết đã trách oan ái khanh của mình và triệu quân ra đón vợ chồng Mai An Tiêm về. Và quả dưa hấu có nguồn gốc từ đây.
Truyện cổ tích cho bé này truyền tải một thông điệp: Lao động và sáng tạo là phương thức bền bỉ để sinh tồn cho dù hoàn cảnh khắc nghiệt đến đâu.
8. Ba lưỡi rìu
Có một cậu bé mồ côi cha mẹ từ nhỏ, tài sản duy nhất của cậu chỉ là một chiếc rìu. Hàng ngày, cậu đều lên rừng đốn củi với hi vọng rằng sẽ đổi củi lấy một chút thức ăn để sống. Một hôm, khi đang làm việc thì bất chợt lưỡi rìu của cậu bị văng ra, rơi thẳng xuống dòng nước chảy xiết. Tình hình này cậu không thể lội xuống vớt lưỡi rìu nên đã khóc nức nở.
Bấy giờ có một ông lão bước đến và hỏi nguyên nhân vì sao cậu khóc. Nghe xong câu chuyện, ông hứa sẽ giúp cậu tìm lưỡi rìu. Lát sau, ông quay lại với chiếc rìu bằng bạc, cậu bé bảo rằng đó không phải là rìu của cậu. Lần kế tiếp ông lão lại cầm chiếc rìu vàng, câu trả lời của cậu lại là như trên. Lần thứ ba, ông lão mang về một chiếc rìu sắt cũ kĩ, cậu mừng rỡ nhận lại bởi đây chính xác là đồ vật của mình. Lúc này, ông lão mới khen cậu là người thật thà nên đã tặng cậu hai chiếc rìu quý giá còn lại rồi rời đi.
Trong cuộc sống, người thật thà, bao giờ cũng được thần phật che chở.
9. Sự tích cây đa và cây mít
Ngày xửa ngày xưa, cứ vào ngày mùng 1 đầu tháng và ngày trăng tròn người ta lại lên chùa dâng hương lễ Phật. Bấy giờ, bà Đa và bà Mít ở gần nhau. Mỗi khi bà Đa lên chùa, bà Mít đều gửi tiền lễ. Nhưng cũng vào những lần đó, không ít dịp bà Đa đã bớt xén tiền lễ của bà Mít. Thật không ngờ rằng việc làm ấy của bà lại bị Phật biết được. Khi hai bà chết đi, Phật liền hóa phép biến hai ngôi mộ của bà Đa và bà Mít thành hai loại cây hoàn toàn trái ngược. Cây Đa lá rụng nhiều, gỗ không sử dụng được, quả ra bé tí ti. Trong khi cây Mít lại có quả rất thơm, lá dùng để in oản, gỗ mít rất tốt dùng để tạc tượng Phật.
Sự tích cây đa cây mít là một truyện cổ tích cho bé hay. Bố mẹ có thể mượn câu chuyện để dạy bé rằng: Việc làm xấu xa, tham lam rồi cũng sẽ có ngày bị người khác phát hiện.
10. Nói dối hại thân
Có một chú bé chăn cừu bỗng nhiên nảy ra suy nghĩ nhằm trêu mọi người. Cậu ta liền hét lớn: Sói đến, cứu tôi với!. Thấy vậy, người dân gần đó bỏ hết công việc đang làm rồi chạy đến đuổi sói đi. Đến nơi họ mới phát hiện thì ra đây chỉ là trò đùa của cậu bé chăn cừu. Cậu bé cười khúc khích và lại đợi một cơ hội khác để tiếp tục trò đùa của mình.
Không bao lâu sau, lũ sói phía xa xa đã thấy đàn cừu béo của cậu. Chúng lao đến và cắn xé hết bầy cừu. Lúc này cậu bé hoảng quá, cậu kêu cứu nhưng ai cũng tưởng cậu chỉ đang đùa như mọi khi. Kết quả là, bầy cừu đã bị lũ sói ăn sạch. Cậu bé rất hối hận vì đã nói dối khiến mọi người không tin tưởng cậu nữa.
Các bậc phụ huynh có thể kể truyện cổ tích cho bé cùng với sự răn dạy con không được nói dối. Bởi nói dối là một điều xấu, nó có hại cho bản thân. Người nói dối sẽ đánh mất lòng tin, tình thương từ những người xung quanh mình.
Sách - Truyện Cổ Tích Việt Nam Dành Cho Thiếu Nhi (8 quyển lẻ tùy chọn)
Sách - Truyện cổ tích Việt Nam dành cho thiếu nhi (Túi 8 cuốn)
Combo Truyện Cổ Tích Kể Cho Bé Trước Giờ Đi Ngủ - Đinh Tị
11. Con Rồng Cháu Tiên
Thuở xưa có vị thần Lạc Long Quân đi khắp muôn nơi trừ yêu giúp đời. Bấy giờ có nàng Âu Cơ xinh đẹp phải lòng chàng và nguyện đi theo bất kể nắng mưa gian khổ. Hai người đã kết thành phu thê và ít lâu sau, nàng Âu Cơ sinh ra cái bọc trăm trứng. Nàng và chàng cứ sinh sống với nhau hạnh phúc như vậy cho đến khi cả hai người đều cảm thấy có sự khác biệt.
Âu Cơ thuộc cõi Tiên ở trên núi, Lạc Long Quân là rồng ở dưới biển. Hai vị thần có thói quen sinh hoạt khác nhau, khó mà chung sống tiếp. Cuối cùng, hai người quyết định mang 50 người con đi theo mình về quê hương, khi có khó khăn lại gọi nhau đến giúp đỡ, đùm bọc. Đây là một truyền thuyết nói về nguồn gốc của quê hương, của đồng bào ta. Chúng ta luôn tự hào mình mang dòng máu Rồng – Tiên và luôn truyền dạy cho đời sau biết cội nguồn của chính mình.
Truyện cổ tích cho bé “Con Rồng Cháu Tiên” sẽ rất ý nghĩa nếu bố mẹ mượn chuyện để dạy con biết nhớ về cội nguồn, tự hào truyền thống dân tộc.
12. Sự tích bánh chưng bánh dày
Bánh chưng bánh dày là một truyền thuyết lâu đời, là nét đặc trưng của văn hóa Việt Nam. Vào thời Hùng Vương thứ 6, sau khi dẹp xong giặc Ân, yên ổn bờ cõi, vua quyết định truyền ngôi cho con.
Thời bấy giờ, không phải con trưởng thì sẽ được vua cha truyền ngôi lại. Vua hùng bảo các con ai dâng lên món ăn để bày cỗ sao cho ý nghĩa nhất, ngôi báu sẽ thuộc về người đó. Các vị hoàng tử đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ. Duy chỉ có Hoàng tử Lang Liêu là không biết phải làm thế nào bởi nhà nghèo, mẹ mất sớm.Quanh năm chỉ làm việc đồng áng nên không thứ gì quý giá dâng lên vua cha.
Có đêm, chàng nằm mộng, trong chiêm bao thấy một ông lão râu tóc bạc phơ bày cách giúp đỡ. Được thần chỉ điểm, chàng nhanh chóng làm ra hai loại bánh đến từ nguyên liệu rất đơn giản tên là Bánh Chưng và bánh Dày. Cuối cùng, vua Hùng đã truyền ngôi lại cho chàng. Bánh Chưng và Bánh Dày đã chiến thắng những sản vật hiếm lạ kia.
Truyện cổ tích cho bé trên đây sẽ giúp các con biết về nguồn gốc bánh chưng, bánh dày. Đây cũng là nét đẹp trong văn hóa của người Việt.
13. Tấm Cám
Tấm là một cô gái hiền lành, xinh đẹp, mồ côi mẹ, sống với dì ghẻ và một cô em cùng bố khác mẹ tên là Cám. Tấm bị mẹ con Cám ghen ghét, ngược đãi. Mỗi lần tấm bị ngược đãi, bụt lại hiện lên an ủi và giúp đỡ. Trong một ngày hội, nhà vua gặp tấm và lấy làm vợ. Mẹ con Cám giết tấm để đưa Cám vào làm vợ vua. Tấm nhiều lần hóa thân: thành chim vàng anh, thành cây xoan đào, thành khung cửi, thành cây thị, nhưng đều bị mẹ con Cám tìm cách hãm hại. Cuối cùng, Tấm gặp lại vua và hai người sống hạnh phúc bên nhau. Còn mẹ con Cám bị trừng phạt thích đáng.
Truyện cổ tích cho bé “Tấm Cám” có đạo lí rất đúng đắn mà phụ huynh có thể dạy các bé rằng: Ở hiền thì gặp lành, những người làm điều thiện luôn được ông trời, thần phật che chở. Những người ác sớm muộn gì cũng sẽ chịu báo ứng bởi việc mình gây ra.
14. Bạch Tuyết và 7 chú Lùn
Chuyện kể về công chúa Bạch tuyết xinh đẹp tuyệt trần. Sau khi mẹ mất, vua cha liền cưới một người phụ nữ khác về làm vợ. Nhưng thật không may, bà ta là một người độc ác luôn muốn giết Bạch Tuyết bởi ghen ghét với sắc đẹp của nàng. Sau khi vua mất, mẹ kế của Bạch Tuyết đứng lên nắm quyền và trở thành người quyền lực nhất thiên hạ. Lúc này bà ta đã lệnh cho người thợ săn giết Bạch Tuyết, moi tim của nàng về. Nhưng người thợ săn rất nhân từ, ông đã tha cho nàng và lấy tim động vật vờ làm tim của Bạch Tuyết hòng đánh lừa bà ta. Sau khi được tự do, nàng gặp gỡ và sống cùng nhà với 7 chú lùn tốt bụng.
Biết kế hoạch giết Bạch Tuyết không thành, bà mẹ kế lại đến nhà 7 chú lùn giả làm một bà lão mời nàng ăn táo độc. Nàng mắc bẫy và rơi vào giấc ngủ sâu. Nhưng sau đó, một hoàng tử đẹp trai đã đánh thức nàng. Cả hai cùng sống hạnh phúc còn bà mẹ kế độc ác lại bị trời trừng phạt.
Đây là một truyện cổ tích cho bé thể hiện thông điệp: Kẻ ác nhất định sẽ bị báo ứng, người tốt bụng sẽ hạnh phúc dù có khó khăn, trắc trở đến đâu.
15. Cá chép hóa rồng
Ngày xưa, Ngọc Hoàng là người tạo ra đất trời, những loài thủy sinh. Ngài còn ban phát những cơn mưa xuống tưới mát nhân gian. Tuy vậy, số lượng sinh vật trên cạn và dưới nước không hài hòa, triều đình phải bàn bạc để sáng tạo thêm loài mới. Sau vì quá bận rộn nên không thể làm mưa, Ngọc Hoàng ban cho rồng trên thiên giới trọng trách này. Nhưng bởi số lượng rồng quá ít không đủ đi các nơi, ngài phải tổ chức một cuộc thi tuyển “ Rồng”. “Nếu loài nào đi được qua cổng Vũ Long Môn sẽ trở thành loài rồng quyền năng, có thể hô mưa gọi gió”.
Tin tức này nhanh chóng thu hút tất cả các loài vật ,đặc biệt là những loài thủy sinh đua nhau tham dự. Chúng cứ tung mình thật cao để bay tới cổng kia nhưng lần nào cũng thất bại và dần kiệt sức, nhụt chí. Chỉ có chú chép vàng không ngần ngại thử sức. Sau nhiều lần nhảy, cá chép vàng đã thành công bay qua Vũ Long Môn, trở thành rồng trước bao loài vật.
Cá chép hóa rồng là một truyện cổ tích cho bé hay mà phụ huynh muốn dạy con về tính kiên trì, luôn tin tưởng vào tương lai phía trước thì sẽ thành công trong mọi việc.
Truyện cổ tích thế giới cho bé tập đọc, giúp bé phát triển ngôn ngữ ,pt trí tưởng tượng, tạo...
Truyện Cổ Tích Việt Nam Cho Bé Tập Đọc (Tranh Màu)
Combo Truyện cổ tích Việt Nam cho bé tập đọc+ Truyện cổ tích thế giới cho bé tập đọc
15 câu chuyện trên đây là những truyện cổ tích cho bé rất hấp dẫn, là sợi dây kết nối giữa bao thế hệ. Chuyện cổ tích không đơn thuần là giai điệu êm dịu của bà và mẹ, chúng còn là những bài học răn dạy con cháu mai sau. Mong rằng, mỗi câu chuyện sẽ làm cho bé nhà bạn nhận ra những giá trị tốt đẹp và trở nên ngoan ngoãn, vâng lời cha mẹ, ông bà.