Có rất nhiều loài cây có khả năng hấp thụ các chất độc mà con người không ngờ tới, một trong số đó là Lưỡi hổ. Nếu bạn chưa biết đặc điểm cũng như công dụng của loài cây này, hãy cùng Review Chuẩn xem bài viết này nhé! Chắc chắn phần cuối bài viết sẽ làm bạn muốn sở hữu ngay một cây Lưỡi hổ mang về nhà mình.
Thông tin về cây Lưỡi hổ
Tên gọi, xuất xứ
Cây Lưỡi hổ có tên khoa học là Sansevieria Trifasciata, thuộc họ Măng Tây, có nguồn gốc ở Nigeria, Châu Phi. Ở Việt Nam, ngoài cái tên quen thuộc Lưỡi hổ, người ta còn gọi loài cây này là Lưỡi cọp, Lưỡi Hùm, Hổ vĩ mép vàng, Lưỡi Mẹ Vợ. Mỗi quốc gia đều có tên riêng cho loại cây này, Trung Quốc gọi là Lan Đuôi Cọp, sang đến đất nước Thổ Nhĩ Kỳ là Pasha.
Tên tiếng anh của cây Lưỡi Hổ là Snake Plant (cây rắn) vì dạng lá khỏe khoắn, sắc nhọn như Lưỡi rắn.
Đặc điểm cây
Cây Lưỡi Hổ không có thân và cành như bao loài cây khác. Lá cây dài, dày, mọng nước, được đặc trưng bởi nhiều vằn hệt như vằn hổ. Từ gốc mọc lên rất nhiều lá thẳng đứng, đầu lá nhọn như lưỡi mác. Đa số cây Lưỡi Hổ có màu lá xanh đậm, vằn đen và có viền vàng rất lạ mắt. Hoa Lưỡi Hổ thường có màu trắng ngà, cuống dài, có nhiều hoa nhỏ dọc cuống hoa. Khoảng thời gian hoa nở là buổi chiều, tầm 4 giờ hoa bắt đầu hé cánh. Quả của nó có dạng tròn, màu xanh, khi chín chuyển sang màu đỏ. Chiều cao trung bình của cây thường từ 30cm đến 80cm, rất thích hợp đặt trong phòng khách, trong công ty, ở góc nhà cùng với một số loại cây cảnh như sen đá, trường sinh hay tùng bồng lai,…
Cây Lưỡi hổ có tác dụng gì?
Hấp thụ độc tố, thanh lọc không khí
Cây Lưỡi hổ có khả năng hấp thụ 107 độc tố, cung cấp Oxi, đem lại bầu không khí sạch cho không gian. Theo như nghiên cứu của NASA, nó có thể hút rất nhiều chất gây hại. Trong đó phải kể đến hai độc tố gây ung thư là Nitrogen oxide và formaldehyde.
Ngoài ra cây Lưỡi hổ còn hấp thụ nicotin có trong mùi thuốc lá, làm giảm khả năng gây ung thư phổi trong gia đình. Bốn chất gây ô nhiễm cũng được cây “xử lý gọn” là benzene, trichloroethylene xylene, cacbonmonoxit, chloroform. Đây là các chất hóa học độc hại có mặt khắp mọi nơi, tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho bạn và gia đình.
Lưỡi Hổ làm thuốc
Không chỉ đóng vai trò như một cây cảnh trang trí, cây Lưỡi hổ còn được dùng như một liều thuốc tuyệt vời. Cùng xem loại cây này trị được bệnh nào nhé.
Thuốc giảm dị ứng da
Lưỡi hổ là bài thuốc thiên nhiên tuyệt vời trị viêm da nhẹ, cháy nắng, bỏng rát, trầy xước. Với tính kháng viêm và sát khuẩn như “người anh em” lô hội, Lưỡi hổ có khả năng giải quyết vấn đề về da ngay tức thì. Các hoạt chất dưỡng ẩm, làm sáng da, làm đều màu các đốm nâu trong Lưỡi hổ được chiết xuất làm kem dưỡng da, kem chống nắng của rất nhiều chị em phụ nữ.
Thuốc trị hen suyễn
Xông mặt với nước lá Lưỡi hổ nóng để hơi nước bốc lên mặt sẽ làm giảm các bệnh về hen suyễn, ngạt mũi, viêm xoang. Hợp chất trong lá sẽ theo hơi thở bám vào thành mũi, loại bỏ hết các loại vi khuẩn, kháng viêm khiến bệnh tình chuyển biến tốt hơn. Áp dụng 3-5 lần một tuần để thấy rõ kết quả nhé.
Ngoài chữa bệnh hen suyễn, loại cây này còn là liều thuốc tuyệt vời trị viêm họng, khàn tiếng, ho. Chỉ cần 6 – 12 gam lá lưỡi hổ và ít muối hạt, rửa thật sạch dược liệu và thái nhỏ, nhai trực tiếp với muối hạt cho ra nước rồi nuốt chậm. Làm ngày 1 lần đến khi bệnh tình chuyển biến tốt.
Trà Hoa Vàng – Nữ Hoàng Của Các Loại Trà Với Nhiều Công Dụng Hữu Ích
Thuốc chữa hôi miệng
Mùi hôi miệng khiến bạn mất tự tin khi giao tiếp, gián tiếp cản trở con đường thăng tiến của bạn? Hãy lấy gel Lưỡi hổ làm nước súc miệng hàng ngày, mùi thơm đặc trưng của thảo dược sẽ làm hết mùi khó chịu trong khoang miệng. Đồng thời, tính kháng viêm kháng khuẩn còn giúp giảm sâu răng, chảy máu lợi, bạn hoàn toàn không cần lo lắng về vấn đề răng miệng nữa.
Thuốc trị bệnh đường tiêu hóa
Một tác dụng nữa của cây là có thể trị bệnh về đường tiêu hóa. Theo các chuyên gia, lưỡi hổ là loại thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa. Dùng nước ép lá Lưỡi hổ tươi đều đặn 2 đến 3 lần trong tuần sẽ làm dạ dày hoạt động tốt hơn, nhuận tràng, giảm nóng trong người. Triệu chứng ợ hơi, trào ngược dạ dày cũng cải thiện đáng kể do cây có chứa hợp chất aloe-emodin, aloin và barbaloin. Nó làm kích thích hoạt động trao đổi chất của dạ dày, giúp bạn ăn ngon miệng hơn và không bị cơn đau hành hạ nữa.
Làm cây cảnh trang trí
Chẳng phải tự nhiên cây Lưỡi hổ lại được trưng bày trong nhiều gia đình, công ty đến thế. Dáng cây cao thẳng, màu sắc bắt mắt, sống được trong điều kiện ít ánh sáng lại không tốn nhiều công chăm sóc. Một chậu Lưỡi hổ đặt ở phòng khách sẽ làm thay đổi cả không gian, tạo ấn tượng với mỗi vị khách thăm nhà. Phòng ngủ bạn cũng có thể đặt một chậu Lưỡi hổ mini trên bệ cửa sổ mà không cần lo cây rút hết oxy. Loại cây này có cơ chế sinh học ngược hoàn toàn với các loại khác. Nó hút các độc tố và thải ra oxy vào ban đêm khiến không khí trong lành, giúp bạn thoải mái chìm vào giấc ngủ.
Nếu hay sử dụng các thiết bị điện tử để làm việc, bạn nên đặt một chậu Lưỡi hổ trên bàn. Bức xạ hay từ tính độc hại sẽ là “nguồn thức ăn” của cây, được cây hấp thụ và trả lại bầu không khí trong lành, sạch khuẩn. Bạn sẽ thấy căng thẳng giảm đáng kể khi một chiếc chậu Lưỡi hổ mini bắt mắt trên bàn làm việc của mình. Khiến tinh thần được lên dây cót và hiệu suất làm việc tăng.
Chậu sứ cây Lưỡi Hổ Hoàng Kim tặng kèm đá trang trí
Cây Lưỡi Hổ Thái - 8x8x20 Cm - Cây Mini Để Bàn & Chậu Gốm Sứ Bát Tràng Trồng Cây...
Phân loại cây Lưỡi Hổ
Cây Lưỡi Hổ Xanh
So với Lưỡi hổ bình thường (Lưỡi hổ cọp) thì loại cây Lưỡi hổ xanh không có viền lá màu vàng, sắc xanh của lá đậm hơn, dài, thẳng, có vằn xanh đậm. Mặt lá có gân nhỏ li ti và có màu xanh sáng, thích hợp để đặt trong nhà và có tác dụng làm đẹp không gian.
Cây Lưỡi Hổ Đỏ
Nghe tên thôi chúng ta đã đoán ra được loại Lưỡi hổ này có màu đỏ – màu sắc đối lập hẳn với các loại Lưỡi hổ thông thường cũng như loài khác. Mang trên mình những tán lá đỏ bắt mắt, nó không mọc thẳng đứng giống bao loại Lưỡi hổ mà tỏa ra ra xung quanh. Lưỡi hổ đỏ có hình dáng thấp bé, hoa trắng đục, quả có hình dáng tròn. Cây Lưỡi hổ đỏ có tuổi thọ 3 đến 4 năm, sống được trong nhiệt độ cao.
Cây Lưỡi Hổ Thái Vàng
Loại Lưỡi hổ này thường cao trên 30cm, lá mọc thẳng đứng và dần tỏa ra ở phần đầu lá. Lá cây bản to, dạng thuyền toát lên sự khỏe khoắn. Sắc lá không xanh như Lưỡi hổ vằn mà có màu vàng độc lạ. Mặt trên lá có màu vàng, ít xanh, mặt dưới xanh vằn tạo sự khác biệt giữa hai mặt lá. Chính vì dáng cây cao lớn và màu sắc bắt mắt nên hay được.
Ý nghĩa cây Lưỡi hổ
Theo phong thủy, ngoài các cây đào, quất được bày biện trong ngày Tết để xua đuổi ma quỷ, thì cây Lưỡi hổ cũng có tác dụng tương tự. Cây này hay đặt ở văn phòng, nhà ở để tránh tà, những sự xui xẻo, những điều không may.
Người ta không chỉ trồng cây Lưỡi hổ trong nhà mình để mang tính đẹp mắt. Đằng sau loài cây này là một ý nghĩa cực kỳ to lớn mà gia chủ nào cũng muốn sở hữu. Mang trên mình những chiếc lá sắc nhọn như giáo mác, cây Lưỡi hổ tượng trưng cho sức mạnh, sự kiên trì và chí hướng vươn lên cuộc sống. Các nước phương Đông quan niệm rằng khi có một chậu cây này trong nhà, nó sẽ thu hút phú quý,tài lộc và may mắn đến cho gia chủ. Còn với phương Tây, loài cây này sẽ chặt đứt những thứ xấu xa, nguy hiểm cho những thành viên trong gia đình và mang lại sự bình yên.
Cách trồng cây Lưỡi Hổ
Cây Lưỡi hổ chịu hạn tốt và phát triển được trong nhiều môi trường khác nhau nên việc trồng cây hay chăm sóc cũng rất đơn giản, ai cũng làm được. Công đoạn đầu tiên bạn nên chuẩn bị đất và chậu phục vụ trồng cây. Nên chọn đất phù sa,mùn cưa để đảm bảo độ xốp và sự thoát nước. Chất liệu chậu nên bằng gỗ hoặc xứ.
Cách trồng cây đầu tiên là tách bụi. Phương pháp này áp dụng cho những ai đã sở hữu cây và muốn tạo cây mới từ cây có sẵn.
- Bước 1: Chọn chậu cây có cây con trên hai tuần tuổi. Lưu ý nên chọn chậu cây phát triển tốt, không sâu bệnh.
- Bước 2: Tưới nước vào đất để đất thêm tơi xốp, dễ dàng tách cây con với cây mẹ.
- Bước 3: Dùng dao nhẹ nhàng tách cây con để tránh ảnh hưởng đến bộ rễ yếu ớt. Sau đó trồng cây con sang chậu mới đã chuẩn bị sẵn đất pha mùn cưa theo tỉ lệ 2:1. Lưu ý nên tưới nước vào chậu cây mới trước khi tiến hành trồng.
Một cách trồng Lưỡi hổ phổ biến nữa mà bạn có thể áp dụng đó là trồng bằng lá cây. Công đoạn vô cũng đơn giản và bất kì ai cũng sử dụng được.
- Bước 1: Chọn một lá Lưỡi hổ không sâu bệnh, không già, cũng không quá non. Cắt sát phần gốc lá.
- Bước 2: Đo từ vết cắt lên trên khoảng 5cm rồi cắt ngang một đường giữa lá
- Bước 3: Chuẩn bị đất pha chút mùn cưa, dùng xẻng nhỏ tạo ra hai rãnh trên đất để ghim lá. Vùi lá xuống đất khoảng 2cm là được.
Sau khi trồng thành công, bạn nên tưới phun sương tuần một lần để cây đủ nước và độ ẩm. Cách trồng bằng lá có thời gian phát triển cây lâu hơn cách tách bụi nhưng số lượng cây giống sẽ nhiều hơn.
Chăm sóc cây Lưỡi hổ như thế nào?
Điều kiện nhiệt độ, ánh sáng
Nhiệt độ thích hợp nhất để cây phát triển khỏe mạnh từ 22 đến 30 độ. Cây có thể phát triển được trong phòng điều hòa nên bạn không cần lo lắng. Vì ưa bóng râm nên cây rất thích hợp đặt trong không gian thoáng đãng, ánh sáng nhẹ. Nhưng thỉnh thoảng bạn nên cho cây ra ngoài để quá trình quang hợp diễn ra tốt hơn. Lưu ý khi đặt cây trong phòng tắm hoặc nơi khác, bạn nên lau sạch nước và bụi bẩn trên lá bằng khăn ẩm để tránh nước từ lá chảy xuống rễ. Điều này có lợi cho những cây chịu hạn tốt, giúp cây không phải tiếp nhận lượng nước hàng ngày từ lá xuống rễ.
Điều kiện nước tưới
Bạn nên tưới khi đất trong chậu đã khô và tưới đều để phần đất tơi xốp. Mùa lạnh chỉ nên tưới một tuần một lần, mùa hè có thể tăng lên 2 lần một lần, đảm bảo đủ nước cho cây phát triển. Nếu không biết lượng nước như nào là đủ, bạn có thể dùng tỷ trọng kế để kiểm tra độ ẩm đất hàng tuần. Hãy tưới khi chỉ số gần bằng 0 hoặc khi đất khô để tránh thối rễ.
Bón phân
Phân bón cây xương rồng có thể dùng được cho cây Lưỡi hổ. Trộn phân theo tỷ lệ 20-20-20 với nước và bón cho cây vào mùa xuân. Nên dùng các loại phân cho cây cảnh, phân khoáng, phân chuồng để hiệu quả được tốt hơn.
Phòng trừ sâu bệnh
Cây Lưỡi hổ dễ chăm sóc và sinh trưởng rất nhanh nhưng không phải chúng ít sâu bệnh. Dưới đây là 5 dấu hiệu cho thấy cây nhà bạn đang gặp vấn đề:
- Đốm nâu trên lá, thối ở gốc: Đây là biểu hiện thừa nước ở cây. Đặc tính của loại cây này là không cần nước nhiều như các cây khác. Thay vì tưới mỗi ngày bạn chỉ cần tưới khi đất đã khô hoặc một lần trong tuần tùy thuộc thời tiết và khí hậu.
- Lá bị thâm đen và mềm: Loại cây này vốn chịu lạnh kém, chỉ thích hợp với khí hậu ôn hòa. Khi thấy lá thâm đen nên dịch chuyển cây sang chỗ ấm áp hơn.
- Ngọn lá khô, có mảng nâu rải rác: Nguyên nhân là do ánh nắng chiếu qua cửa kính, hắt nhiệt vào cây gây mất nước nhiều. Trong trường hợp này bạn nên chuyển cây ra chỗ khác. Hoặc hãy buông rèm khi trời nắng gắt để phân tán nhiệt, tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.
- Lá nhạt màu hay mất sự pha trộn: Lá Lưỡi hổ có vằn rõ rệt, một chi tiết bắt mắt không thể bỏ qua. Nhưng nếu thấy lá cây này nhạt dần màu sắc vốn có và mất vẻ đặc trưng của các màu thì có thể cây đang bị thiếu ánh sáng. Nếu bạn đang để cây ở một nơi như vậy, thỉnh thoảng hãy cho cây ra ngoài trời vào buổi sáng. Những tia nắng ấm áp đầu tiên sẽ giúp cây quang hợp tốt hơn.
- Lá con quá mềm: Trường hợp này xảy ra khi bạn đã bón phân cho cây quá nhiều, nên giảm bớt lượng phân bón trong một thời gian. Tần suất bón phân đúng là một tháng 1 lần bằng Potasse, có thể dùng phân chuồng hoặc phân khoáng. Lưu ý không nên bón vào mùa lạnh hay khi thời tiết quá nóng. Nhiều người lầm tưởng cây cần dưỡng chất, nhưng bón các thời điểm này sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây, gây hại hơn được lợi.
Thông tin thêm
1. Cây lưỡi hổ có độc không?
Cây lưỡi hổ có độc không là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người. Trên thực tế, lưỡi hổ cùng họ với nha đam, mà nha đam thì lại không có độc, nên nhiều người lầm tưởng rằng lưỡi hổ không có độc. Tuy nhiên, các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, cây lưỡi hổ thật sự có độc nhé. Nhưng phần độc tính này rất nhỏ và chỉ có ở phần thịt bên trong lá cây. Thế nên, nếu chỉ chạm hoặc tiếp xúc ở bên ngoài, sẽ không gây ra bất cứ nguy hiểm gì.
Trường hợp không may ăn hoặc nuốt phải phần nhựa bên trong lá cây có thể gây nên tình trạng buồn nôn hoặc kích ứng da. Nếu nhà bạn có trẻ nhỏ thì nên đặt cây ở cao, để tránh việc bé nghịch và có thể nhai lá, gây ngộ độc.
2. Cây lưỡi hổ có hoa không?
Cây lưỡi hổ là loài có hoa như bao loài cây khác. Tuy nhiên vì hoa lưỡi hổ rất lâu mới xuất hiện và chỉ có khi cây được chăm sóc đúng cách. Nên nhiều người lầm tưởng là cây không có hoa. Hoa lưỡi hổ khá là đẹp, có màu trắng và hương thơm dịu nhẹ gần giống với hoa nhài. Đủ sức đánh gục bất cứ trái tim “mong manh, dễ vỡ” nào.
3. Cây lưỡi hổ ra hoa là điềm gì? Tốt hay xấu?
Như đã nói ở trên, lưỡi hổ ra hoa khá là hiếm vì thế nên sự việc này cũng mang những ý nghĩa đặc biệt. Theo quan niệm của các cụ ngày xưa, cây lưỡi hổ ra hoa là điềm tốt. Nó báo hiệu may mắn và là biểu tượng cho sự bình an và hạnh phúc. Đối với người chơi cây cảnh nói riêng thì hoa lưỡi hổ cũng là sự đền đáp xứng đáng cho công sức chăm sóc mà họ đã bỏ ra trong suốt thời gian chăm sóc cây.
4. Có nên trồng cây lưỡi hổ trong nhà không?
Với những tác dụng “không thể chối cãi” về cây lưỡi hổ, thì bạn thật sự nên trồng ít nhất một cây trong nhà. Quá trình chăm sóc nó thì không quá phức tạp mà hiệu quả trang trí cũng như tác dụng với sức khỏe lại vô cùng tuyệt vời. Tuy nhiên, trước khi trồng cây, hãy tìm đọc các thông tin liên quan đến cách trồng và chăm sóc loại cây này. Để nó có thể đem đến những tác dụng tốt nhất cho bạn và các thành viên trong gia đình nhé.
Cây Lưỡi hổ được nhiều người ưa chuộng và là món quà ý nghĩa tặng bạn bè, người thân. Nếu chưa có cho mình một cây Lưỡi hổ thì hãy đặt mua ngay vì bạn đã biết thông tin, tác dụng, cách chăm sóc loài cây này qua kiến thức mà Review chuẩn cung cấp. Hẹn các bạn trong các bài viết lần sau!
cây khỏe đẹp
cây khỏe đẹp