Cây dương xỉ – Một loài cây cảnh tự nhiên đẹp, mang lại nhiều giá trị thiết thực cho cuộc sống như làm đẹp không gian, lọc không khí, chữa bệnh,… Để hiểu rõ hơn về loài cây, mời quý độc giả cùng theo dõi những thông tin trong bài viết sau.
Tìm hiểu về cây dương xỉ
Tên khoa học, nguồn gốc
Cây dương xỉ hay còn được gọi với cái tên ngắn gọn là dương xỉ, có tên khoa học là Microsorum Pteropus, thuộc họ Polygonaceae. Nguồn gốc chính thức của dương xỉ là từ các nước thuộc Châu Á như: Hàn Quốc, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Việt Nam,… Ở Việt Nam, loại cây này mọc rất nhiều ở các khu rừng nhiệt đới, nhất là ở Vườn quốc gia Ba Vì, vườn quốc gia Cát Tiên, vườn quốc gia Yok Đôn,…
Đặc điểm cấu tạo của cây dương xỉ
Dương Xỉ là loài cây thân thảo, gần như không có thân, chiều cao trung bình của cây từ 15 – 30cm và rộng khoảng 10 – 15cm. Cây có lá kép mọc thành cụm, dài khoảng 20 – 35cm, gần giống hình của chiếc lược, thon nhọn ở phần đầu. Lá già có màu xanh đậm, còn lá non màu xanh nhạt hơn, có lông xung quanh lá và thường cuộn tròn lại.
Rễ của dương xỉ có thể mọc lan hoặc bò tùy theo địa hình và môi trường mà chúng sinh sống.
Cây dương xỉ sống ở đâu?
Dương xỉ thường xuất hiện nhiều nhất ở các khu rừng nhiệt đới cận xích đạo và các vùng núi cao. Những nơi có bóng râm, ẩm ướt và ít có ánh nắng mặt trời chiếu vào. Lài loài cây có thể sống được trong nhiều kiểu môi trường sống khác nhau. Từ vùng núi cao, đến mặt đá sa mạc khô, vùng trũng nước hay cánh đồng trống.
Các loại cây dương xỉ
Cây dương xỉ cổ đại (dương xỉ rừng)
Dương xỉ cổ đại là loài cây được tìm thấy trong các khu rừng nhiệt đới. Cây có hình dáng khá lớn, thuộc thân gỗ với chiều cao từ 1m trở lên. Cành lá rất khỏe, tuy nhiên lại khá ít và thường mọc ở phần ngọn. Thân của cây dạng hình trụ có màu nâu và sần sùi ở mặt ngoài.
Cây dương xỉ thủy sinh
Dương xỉ thủy sinh là loại dương xỉ được trồng ở trong các bể cá cảnh. Cây thường sẽ được người trồng cột vào các khúc gỗ nhỏ hoặc xen lẫn giữa các tảng đá nhỏ. Chúng sẽ được người trồng cung cấp lượng CO2 bằng máy liên tục, nhằm giúp cây có điều kiện thuận lợi để phát triển. Loại dương xỉ này có tốc độ sinh trưởng khá chậm với kích thước từ 10cm – 35cm.
Cây dương xỉ cảnh
Dương xỉ cảnh là loại dương xỉ rất phổ biến, được dùng để làm cây cảnh trang trí không gian như cây trầu bà. Cây có hình dáng nhỏ sống theo từng bụi lớn, chiều cao của cây khoảng 20 – 30cm. Dương xỉ cảnh hầu như không có thân, lá hình lược, sum sê xanh mướt quanh năm.
Ý nghĩa cây dương xỉ
Tương tự như cây hoa ngũ sắc, hoa bất tử, xương rồng,… cây dương xỉ phong thủy cũng là loài cây có sức sống rất mãnh liệt. Có khả năng chống chịu mọi điều kiện thời tiết khắc nghiệt rất tốt. Do đó, mà dương xỉ đã trở thành biểu tượng đẹp về nghị lực sống của con người. Luôn vững vàng tinh thần, không lùi bước trước mọi gian lao vất vả, cố gắng làm việc hết mình để thực hiện ước mơ.
Ngoài ra, loài cây này còn mang lại nhiều may mắn và cảm hứng sáng tạo cho gia chủ trong công việc và cuộc sống hàng ngày.
Cây dương xỉ có tác dụng gì
Trang trí nhà cửa, lọc không khí
Với việc sở hữu một vẻ ngoài đẹp mắt, dương xỉ hiện nay đã trở thành một loại cây cảnh rất được nhiều người ưa chuộng. Chúng thường được nhiều người trồng ở nhiều dạng như thủy sinh hoặc trong chậu, treo hoặc đặt trên bàn. Để không gian nhà cửa trở nên đẹp mắt, thu hút sự chú ý của khách khi đến nhà chơi.
Ngoài ra, dương xỉ còn là một loài cây có khả năng lọc không khí, giảm bức xạ từ tivi, điện thoại, laptop mini,… tương tự như cây lưỡi hổ. Giúp cho không khí của căn nhà và nơi làm việc của bạn được sạch sẽ, thoáng mát và an toàn hơn.
Làm phụ kiện cắm hoa
Lá của cây dương xỉ là một phụ kiện cắm hoa được nhiều nghệ nhân lựa chọn khi cắm cùng với hoa hồng cổ, hoa hồng trắng. Việc kết hợp này đã giúp cho các lãng hoa thêm phần đẹp mắt, làm nổi bật lên sự sang trọng của những đóa hoa hồng.
Dương xỉ giúp làm sạch nước
Những cây dương xỉ thủy sinh thường có một tác dụng đặc biệt, đó chính là xử lý tình trạng nước bẩn trong các bể cá. Vì vậy mà những bể cá trong các gia đình, quán cà phê sẽ luôn có 2 – 3 cây dương xỉ, để môi trường nước được sạch sẽ hơn. Đồng thời, còn để cho khung cảnh trong bể được đẹp mắt hơn.
Dương xỉ trị phong hàn thấp, tay chân nhức mỏi, đau lưng
Dương xỉ là một loài cây có khả năng làm thuyên giảm những triệu chứng tay chân nhức mỏi, đau lưng cho người lao động nặng và người già rất tốt. Để giúp làm giảm những cơn đau mỏi trên các bạn hãy lấy 10 – 15g cẩu tích, 15 – 20g ý dĩ, 6 – 10g mộc qua, 10 – 12g ngưu tất, mang sắc với nước. Đợi phần nước thuốc keo lại còn khoảng 200ml, thì chia làm 2 lần uống trước bữa ăn.
Dương xỉ trị các bệnh về da liễu
Dương xỉ có tác dụng chữa bệnh lang ben và bạch biến ngoài da, không gây tác dụng phụ, không ngứa ngáy khó chịu khi bôi trên da. Để khắc phục được tình trạng này, bạn hãy lấy lá dương xỉ rửa sạch. Sau đó đem phơi khô rồi đem xay nhuyễn thành bột. Tiếp đến trộn 5g bột dương xỉ với 120ml kem dưỡng da (loại kem phù hợp với làn da của bạn). Bạn nên bôi hỗn hợp này lên da đều đặn mỗi ngày, để tình trạng da bệnh được khắc phục nhanh chóng và dần biến mất.
Dương xỉ trị sưng viêm, vết thương lở loét
Dương xỉ là loại rau rất giàu protein, carbohydrate, chất béo, khoáng chất và vitamin và có chứa một số loại vi khuẩn có lợi. Chúng có tác dụng thanh nhiệt giải độc, chống viêm, sát trùng các vết thương lở loét tương tự như súp lơ xanh.
Để việc chữa trị đạt hiệu quả tốt, các bạn cần thực hiện như sau: Lấy một lượng lá dương xỉ non vừa phải, rửa sạch rồi luộc cho chín, ăn cùng với cơm để thanh lọc cơ thể và trị sưng viêm các khớp.
Với các vết thương lở loét, thì hãy giã nhuyễn lá dương xỉ non rồi đắp lên da khoảng 10 – 15 phút là được. Cách làm này đảm bảo không gây rát, khó chịu cho vùng da bị thương.
Cách trồng cây dương xỉ
Chọn giống
Phương pháp thường được dùng nhiều nhất khi nhân giống đó là tách gốc. Gốc bạn chọn cần phải khỏe mạnh, có rễ phụ càng tốt, không bị nấm hoặc sâu bệnh. Để đảm bảo cây dương xỉ khi trồng ra môi trường mới sẽ sinh trưởng nhanh hơn.
Đất trồng
Dương xỉ là loài cây không thể chịu được khô hạn, vì chúng rất ưa sống trong loại đất có độ ẩm. Do đó, đất trồng cây bạn chuẩn bị cần được pha trộn giữa đất mùn, đất cát và đất thịt. Sau mỗi năm cần phải tiến hành thay đất mới, để đảm bảo có đủ nguồn dưỡng chất cần thiết cho cây..
Trồng cây dương xỉ trong chậu
Công việc đầu tiên cần phải làm khi trồng dương xỉ trong chậu là tiến hành chọn chậu trồng, loại chậu tốt nhất mà bạn nên mua đó là chậu đất có lỗ ở đáy. Vì loại chậu này có khả năng thoát nước tốt, không làm cho đất bị quá ẩm dù thời tiết nóng mùa hè hay gió lạnh mùa đông. Tiếp đến người hãy lấy phần đất đã chuẩn bị từ đầu cho vào chậu, cho khoảng ⅔ chậu thì đặt cây giống vào. Cây giống cần đặt ngay chỉnh, để khi cây lớn chúng sẽ phát triển đều về mọi hướng, điều này sẽ giúp cây được đẹp hơn. Cuối cùng, các bạn chỉ việc cho thêm phần đất còn lại vào đến gần miệng chậu là xong.
Sau khi trồng dương xỉ xong, bạn nên đặt cây ở chỗ râm mát, tránh ánh nắng trực tiếp, vì cây không ưa ánh sáng. Ngày hôm sau, bạn có thể tưới một ít các loại phân bón kích rễ cho cây như: N3M, Bimix Super Root, Root 2, Root Plex,… để cây nhanh phát triển.
Trồng cây dương xỉ thủy sinh
Nếu bạn trồng dương xỉ dưới dạng thủy sinh, bạn cần cắt chọn những nhánh dương xỉ không bị sâu bệnh rồi buộc vào đá hoặc giá thể. Tiếp đến, đặt cây vào trong bể, rồi đổ chút thuốc dinh dưỡng vào bể để cây sinh trưởng tốt hơn. Nên đặt cây ở râm mát với nhiệt độ khoảng 15 – 25 độ C, vì đây là điều kiện thuận lợi để cây thích nghi nhanh chóng với môi trường mới. Sau khoảng 1 – 2 tháng cây sẽ bắt đầu mọc thêm rễ, đẻ nhánh và phát triển thành cây mới thì bạn có thể tháo dây cột dương xỉ ra.
Cách chăm sóc dương xỉ
Ánh sáng
Dương xỉ là loài cây không ưa ánh sáng mạnh, do đó các bạn chỉ nên đặt cây ở nơi có bóng râm, mát mẻ, không có ánh nắng chiếu vào. Ở điều kiện này, cây sẽ phát triển tốt, khỏe mạnh hơn.
Nhiệt độ
Dương xỉ là loài cây có khả năng chịu lạnh tốt, do đó chúng có thể sống rất tốt ở những nơi có nhiệt độ thấp. Mức nhiệt độ tốt nhất để cây sinh trưởng đó chính là từ 15 – 20 độ C.
Nước tưới
Tuy dương xỉ là giống cây có sức sống mạnh mẽ nhưng bạn cũng cần duy trì lượng nước tưới nhất định để cây luôn được tươi xanh. Bạn có thể tưới theo tần suất 2 – 3 lần/ ngày là được.
Bón phân
Khoảng 2-3 tháng thì các bạn cần bón phân 1 lần, nhằm cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết để cho cây. Loại phân bạn có thể bón cho cây là phân NPK gồm có loại như: 20 – 20 – 20, 20 – 20 – 15, 20 – 10 – 10, 15 – 15 – 15, 14 – 14 – 14. Trước khi bón, các bạn nên làm tan phân với nước rồi hãy tưới vào gốc, để phân không bị vón cục và lâu tan gây cháy rễ.
Sâu bệnh
Dương xỉ rất ít bị sâu bệnh tấn công, thế nhưng người trồng cũng nên thường xuyên quan sát và cắt tỉa các lá già héo, nhổ cỏ xung quanh gốc cây. Để dáng cây trông đẹp mắt hơn và giảm được tình trạng nấm bệnh phát triển.
Giá cây dương xỉ
Hiện nay, mức giá của dương xỉ rất đa dạng, mỗi loại sẽ có một mức giá khác nhau. Mức giá chung của loại dương xỉ cảnh là từ 15.000 đồng đến 259.000 đồng. Còn loại dương xỉ rừng thường có giá cao hơn khoảng 1.500.000 đồng đến 7.000.000 đồng. Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng, cũng như mức tài chính các bạn có thể dễ dàng cân nhắc và lựa chọn được loại dương xỉ phù hợp.
Thông tin thêm
1. Cây dương xỉ hợp mệnh gì?
Màu xanh lá của dương xỉ là gam màu rất hợp với mệnh Mộc và mệnh Hỏa. Do đó, những người thuộc hai mệnh này cực kỳ phù hợp trồng dương xỉ ở trong nhà. Chúng sẽ giúp cho người sở hữu thu hút được nhiều tài lộc, vận may trong cuộc sống và công việc.
2. Cây dương xỉ sinh sản bằng gì?
Cây dương xỉ là giống cây sinh sản bằng bào tử. Bào tử của cây được lan truyền nhờ sức đẩy của gió và nước, rồi tạo thành các cây con mới. Ngoài ra bạn cũng có thể nhân giống dương xỉ bằng cách tách rễ từ những bụi dương xỉ lớn thành các cây mới.
3. Cây dương xỉ có ăn được không?
Dương xỉ là loài cây có thể ăn được, 3 loại mà bạn có thể ăn được gồm có: dương xỉ diều hâu, dương xỉ Matteuccia Struthiopteris và dương xỉ Athyrium Filix-Femina. Bộ phận trên cây dương xỉ có thể ăn là phần lá non. Trước khi ăn bạn cần sơ chế sạch sẽ, nấu chín để loại bỏ hợp chất Ptaquiloside – hợp chất liên quan đến ung thư dạ dày.
4. Cây dương xỉ có hoa không?
Thực chất, dương xỉ là loài cây không hoa, những chồi cây xoắn hình tròn mà nhiều người vẫn hay thấy chỉ là lá non. Khi chồi lớn sẽ xòe ra và trở thành một chiếc lá như thông thường.
5. Cây rau dớn có phải cây dương xỉ không?
Cây rau dớn là giống cây thuộc họ Rau dớn, có hình dạng bên ngoài gần giống với dương xỉ nhưng lại không phải là cây dương xỉ. Cả hai loài cây này đều rất thích sống trong môi trường ẩm ướt. Điểm khác nhau giữa dương xỉ và cây rau dớn là:
- Dương xỉ là loại cây rất ít người dùng làm thực phẩm. Chủ yếu dương xỉ chỉ được dùng làm cây trồng trong chậu treo, tường hoặc đất. Phục vụ cho việc trang trí nhà ở, quán cà phê để không gian thêm đẹp mắt và gần gũi với thiên nhiên hơn.
- Cây rau dớn là một loại rau rừng, có thể sử dụng để chế biến thành các món ăn ngon trong gia đình. Bên cạnh đó, cây rau dớn cũng là loài cây mang lại nhiều giá trị trong y học, đặc biệt là trong lĩnh vực Đông y.
6. Trồng cây dương xỉ trong nhà được không?
Câu trả lời là có. Vị trí mà bạn có thể đặt ở trong nhà gồm có: bàn khách, treo ở gần cửa sổ, bàn ăn tròn gỗ, bàn học,… Khi trồng dương xỉ trong nhà không chỉ giúp cho cảnh quan thêm phần đẹp mắt và sinh động. Mà chúng còn giúp cho không khí ở trong nhà được trong lành và tươi mát hơn rất nhiều.
7. Hình ảnh cây dương xỉ đẹp
Hy vọng rằng những chia sẻ về cây dương xỉ vừa được đề cập ở trên, đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về loài cây này – Một loài cây cảnh không chỉ giúp làm đẹp không gian, mà còn giúp ích khá nhiều trong việc chữa các loại bệnh.