Hoa ngũ sắc là một loài hoa cảnh mang vẻ đẹp mộc mạc được nhiều người ưa chuộng và yêu thích. Ngoài vẻ đẹp rực rỡ, ngũ sắc hoa còn khiến cho người ta phải trầm trồ trước những tác dụng tuyệt vời mà chúng đem lại cho sức khỏe con người.
Thông tin về cây hoa ngũ sắc
Tên gọi, nguồn gốc
Cây hoa ngũ sắc hay còn được gọi với nhiều cái tên khác như cây ngũ sắc, hoa trâm ổi, bông ổi, ổi nho, mã anh đơn, hoa tứ quý. Hoa có tên pháp danh khoa học là Lantana camara, thuộc họ Cỏ roi ngựa. Ngũ sắc hoa là giống cây có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Mỹ.
Đặc điểm
- Thân: Ngũ sắc là giống cây thuộc dạng cây thân gỗ, có nhiều lông và gai trên thân cây. Khi còn non thân sẽ có màu xanh và chuyển sang màu nâu khi về già. Chiều cao trung bình của cây dao động từ 0,3 – 2m.
- Rễ: Dạng rễ cọc, có nhiều rễ con xung quanh. Rễ cây ngũ sắc rất khỏe có khả năng đâm sâu qua mọi lớp đất đá cứng, để hút được các dưỡng chất nuôi cây.
- Lá: Lá hình trái xoan, nhọn phần đầu và cong tròn phía đầu cuống. Mặt lá sần sùi, có nhiều gân và lông, phần viền lá có hình răng cưa rất đẹp mắt.
- Hoa: Hoa hình ống nhỏ kết thành từng chùm và với nhiều màu sắc khác nhau mọc ở trên đỉnh. Màu hoa cây ngũ sắc có sự thay đổi liên tục từ màu này sang màu khác, từ vàng sang cam, sau đó chuyển thành màu đỏ. Chính vì vậy mà loài hoa này được đặt tên là hoa ngũ sắc.
- Quả: Quả có dạng hình cầu, vỏ khá cứng, xù xì màu xanh đậm. Khi chín quả sẽ chuyển sang màu đen và mọng nước ở bên trong.
Khu vực phân bố
Hiện nay, ngũ sắc hoa đã xuất hiện ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, bởi loại cây này rất dễ sống, không cần phải chăm sóc nhiều. Ở Việt Nam, cây hoa ngũ sắc được trồng nhiều ở phía Bắc và một vài tỉnh thành ở Tây Nguyên như: Đắk Nông, Đắk Lắk, Bình Phước,…
Các loại hoa ngũ sắc
Hoa ngũ sắc tím
Hoa có tone màu tím đậm rất nổi bật như hoa cẩm tú cầu, mang lại cái giác nhẹ nhàng, xao xuyến cho người xem khi nhìn vào. Các ống hoa nhỏ xếp sát lại với nhau, tạo thành một đóa hoa lớn có hình cầu trông rất đẹp mắt. Hoa không có mùi hương đặc trưng như hoa ly và hoa mẫu đơn, nhưng ngũ sắc vẫn khiến cho người xem phải say đắm.
Hoa ngũ sắc vàng
Nếu ngũ sắc hoa tím mang lại cảm giác xao xuyến, thì ngũ sắc vàng chính là loại hoa tạo cảm giác ấm áp tựa như ánh mặt trời. Với tone màu vàng đậm, chùm hoa ngũ sắc vàng dường như nổi bật hơn hẳn, thu hút được nhiều chú ong và bướm đến để hút mật.
Hoa ngũ sắc trắng
Hoa ngũ trắng là loại được đánh giá sở hữu vẻ đẹp đặc biệt nhất, vì chúng sở hữu tone màu trắng rất nhẹ nhàng. Ở giữa là nhụy hoa màu vàng, giúp cho cả chùm hoa lớn trông nổi bật và cuốn hơn.
Ngũ sắc hoa màu hồng
Ngũ sắc hoa màu hồng là loại phổ biến nhất và bạn có thể dễ dàng tìm thấy ở mọi nơi. Loại hoa này có tone màu hồng rất nhẹ nhàng, kết hợp với vài ống hoa nhỏ màu trắng ở giữa lại càng trông đẹp mắt hơn. Các cánh hoa mềm mại xếp sát nhau, nhìn tựa như những chú bướm nhỏ vậy.
Ngũ sắc hoa màu đỏ
Hoa ngũ sắc đỏ là loại có tone màu nổi bật, nhìn tựa như một ngọn lửa đang bùng cháy trên những cành lá tươi xanh. So với 4 loại ở trên, thì ngũ sắc hoa đỏ là loại hiếm gặp nhất vì chúng khó nhân giống được.
Ý nghĩa của ngũ sắc hoa
Ý nghĩa trong cuộc sống
Cây ngũ sắc là loài cây mang vẻ đẹp mộc mạc, với sức mãnh liệt, luôn sinh trưởng tốt trong mọi điều kiện thời tiết dù có khắc nghiệt thế nào. Do đó, ngũ sắc được xem là hình ảnh tượng trưng cho sự bền bỉ, ý chí kiên cường, không cam chịu khó khăn của con người. Do đó, khi nhìn vào những đóa hoa này, con người dường như được tiếp thêm một nguồn năng lượng mới, để tiếp tục làm việc, gặt hái những thành công trong tương lai.
Ngoài ra, những đóa hoa ngũ sắc này còn là thứ giúp cho các bạn trẻ xa quê gợi nhớ về những kỷ niệm đẹp của tuổi thơ. Làm cho họ phải xao xuyến và ao ước được một lần quay trở lại thời điểm còn bé, hồn nhiên, ngây thơ, vô lo vô nghĩ.
Ý nghĩa trong phong thủy
Theo ý nghĩa phong thủy xưa thì hoa ngũ sắc tượng trưng cho sự cân bằng và hài hòa trong cuộc sống. Do đó, khi trồng một chậu cây ngũ sắc ở khuôn viên nhà, sẽ giúp cho sự nghiệp lẫn chuyện đời tư hàng ngày đều được suôn sẻ, đạt được những mục tiêu mà họ đã đề ra.
Cây hoa ngũ sắc có tác dụng gì?
Làm cây cảnh trang trí
Nhờ việc sở hữu một vẻ đẹp mộc mạc, tự nhiên của các chùm hoa và kiểu dáng bonsai độc lạ. Vì vậy mà cây hoa ngũ sắc được rất nhiều người trong giới chơi cây cảnh ưa chuộng, dùng để đặt ở trước hiên và khu vực phòng khách như hoa mộc lan. Để cho không gian nhà trở nên nổi bật hơn, nhất là ở thời điểm cây trổ bông.
Chữa viêm xoang bằng cây hoa ngũ sắc
Trong thành phần của cây ngũ sắc có chứa Saponin, chất này có tác dụng làm giảm tình trạng viêm xoang rất tốt. Do đó, người bệnh hoàn toàn có thể dùng vài giọt tinh dầu ngũ sắc pha với nước ấm xông ở mũi 2 lần/ ngày. Sau khoảng 1 tháng, chắc chắn rằng tình trạng viêm xoang sẽ được thuyên giảm bớt.
Hoa ngũ sắc chữa mụn nhọt độc gây sưng đau
Nếu bạn và những người thân trong gia đình đang gặp vấn đề về mụn nhọt, thì có thể dùng hoa và thân lá ngũ sắc giã nhuyễn đắp lên vị trí mụn 1 tuần. Sau 1 tuần vết mụn này sẽ xẹp xuống và lồi cồi mụn ra, bạn chỉ việc lấy cồi mụn rồi rửa sạch mặt lại với nước muối sinh lý. Lưu ý, nên thực hiện với tần suất 2 lần/ngày và liên tục trong 1 tuần thì mới nhanh khỏi được.
Cây ngũ sắc giúp chữa lở loét
Cây ngũ sắc được biết đến là giống cây giúp chữa lành các vết lở loét mới rất tốt, đảm bảo mau lành, không gây đau nhức, khó chịu cho người bệnh. Bởi vì trong thành phần của cây ngũ sắc có chứa một lượng nhỏ Etanol. Chất này có tác dụng giúp se lành lại bề mặt các vết lở loét với tỷ lệ hiệu quả lên đến 92,7%.
Lá cây hoa ngũ sắc giúp hạ sốt
Lá cây ngũ sắc có tính mát, vì vậy mà chúng có khả năng giúp hạ sốt cho người bệnh rất tốt. Cách thực hiện cũng tương đối đơn giản, các bạn chỉ việc chọn 5 – 7 chiếc lá rồi mang đi rửa sạch. Cuối cùng, nhã nhuyễn lá ra rồi đắp lên trán người bệnh tầm 30 phút là được.
Cây ngũ sắc giúp giảm sưng, tiêu viêm
Cây ngũ sắc là loài cây có đặc tính giúp giảm sưng và tiêu viêm hiệu quả, bởi thành phần của cây có chứa nhiều hoạt chất oxi hóa và magie. Nên khi dùng tinh dầu cây hoa ngũ sắc thường xuyên ở vị trí sưng, viêm bạn sẽ cảm thấy giảm bớt cơn đau rõ rệt. Thời gian phát huy hiệu quả tương đối lâu phải mất tầm 4 – 5 ngày, do đó các bạn cần phải kiên trì.
Cách trồng hoa giấy ngũ sắc
Chọn giống cây
Bạn có thể trồng hoa ngũ sắc theo ba cách, đó chính là gieo hạt giống, giâm cành và trồng cây con. Trong đó, trồng cây con là cách trồng được nhiều người lựa chọn nhất. Bởi khi trồng bằng cây giống, cây sẽ đạt tỷ lệ sống cao và không phải mất nhiều công sức chăm sóc trong giai đoạn đầu.
Chuẩn bị đất trồng
Cây hoa ngũ sắc là giống cây không kén đất trồng, bởi vì chúng có khả năng thích ứng với nhiều loại đất khác nhau kể cả đất cát sỏi, đất bạc màu,… Tuy nhiên để cây có thể sinh trưởng phát triển tốt, đạt tuổi thọ cao, nở hoa đều quanh năm. Thì các bạn nên chọn loại đất trồng giàu dinh dưỡng, tơi xốp, tầng canh tác dày và có khả năng thoát nước tốt.
Nếu như loại đất bạn chọn không được màu mỡ như yêu cầu, thì các bạn cần phải bổ sung thêm dưỡng chất cho đất. Bằng cách ủ đất với phân chuồng đã hoai mục từ 5 – 7 ngày. Hoặc bạn cũng có thể tìm đến các vườn ươm để mua đất, nếu bạn không có thời gian chuẩn bị.
Thời điểm trồng cây ngũ sắc
Cây Ngũ sắc là giống cây có thể trồng được quanh năm. Tuy nhiên, bạn nên hạn chế trồng vào mùa đông vì thời tiết ở thời điểm này rất lạnh, dễ khiến cho cây dễ chết và phát triển chậm. Tốt nhất, các bạn chỉ nên trồng vào mùa xuân và đầu mùa mưa để tốn ít công sức chăm sóc ở giai đoạn mới trồng. Và cây cũng có được điều kiện thuận lợi để sinh trưởng hơn.
Trồng cây
Trồng cây ngũ sắc hoa trực tiếp trên đất
Trong trường hợp trồng cây ngũ sắc trực tiếp xuống đất, thì các bạn cần phải đào hố trước khi trồng ít nhất 20 ngày. Kích thước hố tùy thuộc vào kích cỡ của bầu giống, tốt nhất kích thước hố to hơn kích thước bầu khoảng 10 – 15 cm và chiều sâu của hố ít nhất là 20 cm. Sau khi đào xong, các bạn hãy tiến hành bón lót bằng phân chuồng hoai mục từ 2 – 3 kg và 0,5 kg vôi bột, để đất được màu mỡ và tơi xốp hơn.
Kết thúc 20 ngày ủ đất, bạn chỉ việc mang cây giống đặt vào vị trí chính giữa của hố, lấp đất lại. Cuối cùng là tưới nước bằng bình xịt tưới cây để cấp ẩm cho đất là xong.
Trồng hoa ở trong chậu
Công việc đầu tiên cần phải làm khi trồng ngũ sắc hoa ở trong chậu đó chính là chọn chậu trồng. Loại chậu bạn chọn cần phải có kích thước phù hợp với bầu cây giống và có lỗ thoát nước ở đáy chậu. Khi đã có được chiếc chậu ưng ý, các bạn tiến hành cho ⅓ phần đất đã chuẩn bị vào chậu, cân chỉnh cho cây đứng thẳng không bị nghiêng. Sau đó, cho hết phần đất còn lại vào đến gần miệng chậu là được. Cuối cùng, các bạn chỉ việc tưới nước cho cây để cho đất có được độ ẩm nhất định. Giúp cây nhanh chóng thích nghi được với môi trường sống mới.
Cách chăm sóc cây hoa ngũ sắc
Ánh sáng
Tương tự như bao cây cảnh khác như: cây linh sam, hoa trà my, hoa nhài,… cây ngũ sắc cũng là giống cây rất ưa chuộng ánh sáng. Nhất là ánh nắng ấm của mặt trời vào buổi sáng sớm, do đó người trồng cần phải trồng cây ở nơi có đủ ánh sáng. Nhằm giúp cho cây quang hợp tốt, luôn trong trạng thái xanh tươi và màu hoa được rực rỡ hơn.
Nhiệt độ
Cây ngũ sắc có thể phát triển và ra hoa đều đặn trong mọi điều kiện thời tiết, kể cả nắng gắt mùa hè và gió lạnh của mùa đông. Tuy nhiên, theo thực tế mức nhiệt độ tốt nhất cho cây vẫn là khoảng 25 – 30 độ C. Ở mức nhiệt độ này, cây sẽ phát triển nhanh chóng, hoa ra đều, nhiều và đẹp mắt hơn.
Nước tưới
Hoa ngũ sắc là giống cây ưa ẩm, nhưng không thể chịu úng được. Do đó, người chỉ nên tưới cây với lượng vừa phải, duy trì độ ẩm cho đất từ 70 – 75% trong suốt quá trình trồng. Đối với trường hợp trồng cây ngoài đất, thì hãy tưới 2 – 3 ngày 1 lần. Còn nếu trồng cây ở trong chậu thì hãy tưới 1 – 2 lần/ngày. Khi thời tiết bước vào thời kỳ nắng nóng, khô hanh người trồng cần phải tăng số lần tưới lên khoảng 1 ngày 1 lần. Và giảm lượng tưới vào mùa đông, do đất ẩm lâu, khó thoát nước.
Phân bón
Đối với phân hữu cơ người trồng chỉ nên thực hiện 1 lần/năm và bón vào tháng 8 dương lịch hàng năm với liều lượng 2 – 3 kg/gốc. Còn với loại phân vô cơ thì cần phải bón định kỳ cho cây với tần suất 30 ngày/lần, liều lượng theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Việc bón phân định kỳ và đúng liều lượng cho phép sẽ giúp cho cây khỏe mạnh, ra hoa đúng thời điểm với số lượng nhiều.
Sâu bệnh
Ngũ sắc hoa là giống cây rất ít bị sâu bệnh tấn công, do cây có khả năng sinh trưởng mạnh. Tuy nhiên, các bạn cũng nên chú ý quan sát thường xuyên, để phát hiện kịp thời và có được phương pháp khắc phục hợp lý nếu cây bị bệnh.
Cắt tỉa, tạo dáng cho cây
Ngũ sắc hoa là loài cây có khả năng phân nhiều cành nhánh. Do đó, các bạn cần phải tiến thành cắt tỉa cành thường xuyên với tần suất 3 tháng/ lần. Để cho cây được thông thoáng, hạn chế được sâu bệnh tấn công và giúp cây có được kiểu dáng bonsai đẹp mắt theo sở thích.
Thông tin thêm
1. Hoa ngũ sắc có độc không?
Mặc dù, cây ngũ sắc hoa là loài cây mang lại nhiều tác dụng hữu ích trong việc chữa trị các loại bệnh. Tuy nhiên, người dùng cũng cần phải cẩn trọng và chỉ nên sử dụng với liều lượng vừa phải.
Một vài bộ phận chứa độc của cây mà bạn cần phải lưu ý gồm có:
- Lá cây ngũ sắc có chứa Triterpenoit Pentacyclic – một hợp chất rất độc cho gan. Gây ra tình trạng ứ mật và nhiễm độc gan ở động vật, bao gồm cả động vật nhai lại và không nhai lại như chuột lang, thỏ và chuột.
- Trong quả chưa chín của cây ngũ sắc có chứa Lantanin Alkaloid. Đây là chất có thể khiến cho người ăn phải bị đau bụng, bỏng rát dạ dày, rối loạn tuần hoàn máu,… rất nghiêm trọng. Khi ăn phải loại quả này, người bệnh cần báo cho người nhà, đưa ngay đến trạm y tế gần nhất, để kịp thời chữa trị. Tránh được những hậu quả khôn lường, do chất độc của quả cây ngũ sắc tác động đến sức khỏe.
2. Có nên trồng hoa ngũ sắc trong nhà
Ngũ sắc là loài hoa có thể trồng được trong nhà, với mục đích trang trí và thu hút phong thủy cho ngôi nhà. Tuy nhiên, người trồng cần đặt cây ở vị trí gần cửa sổ, ngoài ban công, hiên nhà có nhiều ánh sáng. Hoặc tốt nhất là bạn nên đặt chậu hoa ngũ sắc ở trước nhà, sân vườn. Thường xuyên cho cây phơi nắng mặt trời, ít nhất 2 – 3 tiếng/ngày để đảm bảo cây sinh trưởng tốt. Bởi khi cây ngũ sắc được hấp thụ đủ lượng ánh nắng, thì hoa mới rực rỡ và đẹp được.
Vì cây ngũ sắc là giống cây có độc, cho nên bạn nên đặt cây ở vị trí cao, để trẻ nhỏ và động vật không thể chạm tới. Nhằm hạn chế được những rủi ro không mong muốn khi đặt loại hoa này ở trong nhà.
3. Giá cây hoa ngũ sắc có đắt không?
Chi phí bỏ ra để được mua được một chậu cây ngũ sắc nhỏ thường không quá mắc, dao động từ 85.000 đồng đến 150.000 đồng. Còn với loại cây ngũ sắc bonsai sẽ có giá nhỉnh hơn, khoảng 450.000 đồng đến 700.000 đồng. Tùy theo kích thước và kiểu dáng của của cây.
4. Hoa ngũ sắc có đuổi được muỗi không?
Câu trả lời là có. Theo 1 tạp chí khoa học cho biết, chiết xuất hoa ngũ sắc có thể bảo vệ con người khỏi các loại muỗi vằn đến 94.5%. Bởi vì trong thành phần ngũ sắc hoa có chứa nhóm hợp chất tự nhiên Coumarin. Chất này sẽ khiến cho muỗi bị khó chịu và tránh xa nơi có mùi hương này tương tự như hoa hương thảo. Do đó, các bạn hoàn toàn có thể dùng tinh dầu cây ngũ sắc để đuổi thay cho đèn bắt muỗi nếu bạn muốn.
5. Hình ảnh hoa ngũ sắc đẹp
Trên đây là toàn bộ những thông tin hữu ích về đặc điểm, tác dụng, cách trồng và chăm sóc hoa ngũ sắc. Nếu bạn đang có ý định tìm một giống cây vừa có vẻ đẹp rực rỡ, vừa mang lại nhiều công dụng hữu ích cho cuộc sống. Thì đây sẽ là giống cây rất đáng để các bạn cân nhắc và chọn lựa trồng trong khuôn viên sân vườn.