Cây Bồ Đề – Loài Cây Tâm Linh Đầy Bí Ẩn

Khi nhắc đến cây Bồ Đề chắc hẳn chúng ta đều sẽ nghĩ ngay đến loại cây cổ thủ được trồng hầu hết tại các đền, chùa. Tuy nhiên ít ai biết đầy đủ về các công dụng và sự tích của loài cây này. Sau đây Review chuẩn sẽ giúp bạn tìm hiểu chúng một cách rõ hơn.

Thông tin về cây bồ đề

Tên gọi, nguồn gốc

Cây Bồ Đề hay còn được gọi với tên khác là cây Giác Ngộ, danh khoa học của chúng là Ficus Religiosa. Loại cây này thuộc chi Ficus có nguồn gốc từ các nước Đông Nam Á, phía tây nam Trung Quốc và Ấn Độ. Loài cây này có mặt tại châu Âu và châu Mỹ vào những năm 1700 và dần xuất hiện nhiều hơn tại các khu vực này.

Tên gọi, nguồn gốc cây bồ đề

Cây bồ đề có tên khoa học là Ficus Religiosa, thuộc chi Ficus

Đặc điểm cây

Bồ đề thuộc loại cây thân gỗ giống các loại cây nguyên liệu hay gỗ trầm hương. Ở điều kiện thuận lợi cây có thể cao tới 30m và có đường kính thân tới 3m. Vỏ ngoài của thân cây có màu nâu thô hoặc màu xám nâu. Phần gỗ bên trong thân cây cứng, chắc và chứa các vân sọc. Bồ đề phát triển theo dạng phân nhánh, mỗi cành phân thành nhiều nhánh theo các hướng khác nhau. Tán cây thường rậm, rộng và có độ che phủ tốt.

Lá cây bồ đề

Lá cây bồ đề thuộc dạng lá đơn mọc riêng rẽ trên mỗi cành, có dạng trái tim, nhọn và dài ra theo hướng từ cuống tới đầu. Lá có màu đỏ nhạt khi còn non, dần chuyển sang màu xanh khi già đi và có hình gân chân chim nổi trên bề mặt. Trung bình một lá trưởng thành có chiều rộng 4,5cm, cuống dài 6-10cm, và chiều dài từ cuống lá đến đầu lá là khoảng 3-5cm. Lá bồ đề thường rụng vào mùa thu nhưng nhờ sự thay thế liên tục nên loài cây này luôn có lá xanh quanh năm.

Lá cây bồ đề

Lá cây bồ đề

Hoa cây bồ đề

Hoa cây bồ đề có kích thước nhỏ, màu vàng nhạt hoặc màu cam gần giống trà hoa vàng. Hoa bồ đề có mùi thơm, mọc thành từng chùm và nở vào độ tháng 4 đến tháng 6. Mỗi chùm hoa có từ 4 – 6 bông và có thể có màu sắc khác nhau, chúng tương tự hoa tulip thu nhỏ nhưng cánh mỏng và có nhiều cánh.

Hoa cây bồ đề

Hoa cây bồ đề

Quả bồ đề

Quả bồ đề mọc thành từng chùm xen kẽ với lá khá giống với cây nho. Khi còn non quả có màu xanh lá và dần chuyển sang màu tím khi chín. Quả Bồ Đề có kích thước nhỏ, hình tròn và đường kính dài từ 2 – 3cm. Chúng thường xuất hiện vào khoảng tháng năm, chín vào độ giữa tháng 6 và có vị chua ngọt.

Quả bồ đề

Quả bồ đề

Hạt bồ đề

Hạt bồ đề có nhiều loại khác nhau nhưng chủ yếu có 2 hình dạng tròn trơn và nhẵn. Chúng thường được sử dụng để làm vòng đeo tay hoặc chuỗi hạt cho các phật tử.

Hạt bồ đề

Hạt bồ đề

Khu vực phân bố

Trên thế giới, Bồ Đề tập trung chủ yếu ở vùng có khí hậu nóng ẩm đó là khu vực Đông Nam Á, phía tây nam Trung Quốc và Ấn Độ. Ngoài ra ở các vùng có khí hậu lạnh cũng là nơi phân bố của Bồ Đề có hạt nhẵn. Ở Việt Nam, loài cây này được phân bố ở vùng núi, trung du của các tỉnh như Lai Châu, Sơn La, Thanh Hóa,… Bên cạnh đó chúng cũng được trồng ở cạnh các ngôi chùa, miếu và đình như cây hoa ngọc lan.

Chuỗi Hạt Cầu Nguyện Hoa Sen Bồ Đề Kemstone Vòng Tay Mã...
Mua Ngay
AE__lazadavn lazada.vn
Chuỗi Hạt Cầu Nguyện Hoa Sen Bồ Đề Kemstone Vòng Tay Mã...
Mua Ngay
AE__lazadavn lazada.vn
Chuỗi Hạt Cầu Nguyện Hoa Sen Bồ Đề Kemstone Vòng Tay Mã...
Mua Ngay
AE__lazadavn lazada.vn
Hạt giống cây bồ đề lâm nghiệp - 1 gói 30 hạt
Mua Ngay
AE__lazadavn lazada.vn
Hạt giống cây bồ đề Ấn Độ - 1 gói 1gram
Mua Ngay
AE__lazadavn lazada.vn
Hạt giống cây bồ đề Ấn Độ - 1 gói 1gram
Mua Ngay
AE__lazadavn lazada.vn
Cập nhật lần cuối vào:5 Tháng mười hai, 2024 7:52 sáng

Phân loại cây bồ đề

Cây bồ đề có khá nhiều loại tuy nhiên dựa vào hạt của cây có thể chia ra thành 2 loại chính: hạt trơn và hạt nhẵn. Bồ Đề hạt trơn thường xuất hiện nhiều ở các vùng có khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều. Mặt khác những nơi có khí hậu lạnh như phía Tây Nam Trung Quốc, một số nước Châu Âu là môi trường phát triển của Bồ Đề hạt nhẵn.

Các loại cây bồ đề

Các loại cây bồ đề

Cây bồ đề có tác dụng gì?

Trang trí cảnh quan

Với đặc điểm thân cây cao, tán lá rộng và rậm, Bồ Đề thường được trồng ở đường phố để tạo bóng mát và trang trí cảnh quan. Các địa điểm như quán cà phê, công viên, nhà hàng cũng sử dụng loại cây này để tạo không gian mát mẻ, xanh tươi cho những ngày hè nóng nực. Ngoài ra cây Bồ Đề cũng được trồng trong chậu và được uốn cành để làm tiểu cảnh trang trí cho các ý tưởng thiết kế sân vườn.

Làm sạch không khí

Ngoài tác dụng trang trí, Bồ Đề còn có chức năng làm sạch và thanh lọc không khí hiệu quả, không khác gì cây lưỡi hổ hay cây trầu bà. Nhờ đặc điểm lá rậm rạp, chúng có thể hấp thụ bụi bẩn và chất độc có trong không khí với một lượng lớn thông qua quá trình quang hợp. Bên cạnh đó loài cây này còn có khả năng làm giảm tiếng ồn đem đến không gian vừa trong sạch vừa thoáng đãng.

Cây bồ đề làm sạch không khí

Cây bồ đề làm sạch không khí

Làm đồ nội thất

Gỗ Bồ Đề có thớ mịn, không bị cong và gồ ghề cùng với thân gỗ dài và đường kính lớn chúng thường được khai thác để làm đồ nội thất. Một số đồ nội thất được làm từ gỗ Bồ Đề như gỗ ốp tường, sàn nhà, bàn ghế, tủ quần áo thông minh,… Các sản phẩm nội thất được làm từ loại gỗ này đều có giá khá cao dao động từ vài trăm triệu cho đến vài tỷ đồng. Ngoài ra gỗ Bồ Đề còn được sử dụng để sản xuất giấy, tăm và một số đồ gia dụng khác.

Chiết xuất tinh dầu làm nước hoa

Nhựa Bồ Đề có dạng trắng, mùi thơm dịu khá giống hương vani. Mặt khác chúng là loài cây có khá nhiều nhựa đặc biệt là ở phần ngọn. Chính vì vậy cây Bồ Đề được khai thác để làm tinh dầu và là nguyên liệu để sản xuất nước hoa khô hay nước hoa nam.

Chiết xuất tinh dầu làm nước hoa

Chiết xuất tinh dầu bồ đề làm nước hoa

Làm thuốc trong y học

Nhựa Bồ Đề có một số thành phần như: Alcol coniferilic, Acid cinnamic, Alcohol coniferyl, Benzyl cinnamate, Acid benzoic, Vanillin, Acid siaresinolic,…Đây là các chất khi được điều có thể sử dụng trong y học về các vấn đề như:

Có khả năng diệt khuẩn sát trùng

Nước cốt của lá Bồ Đề cùng với nhựa có trong chồi non của cây khi được dã nát và cho lên vết thương có tác dụng sát khuẩn hiệu quả.

Làm giảm các bệnh về xương khớp

Nhựa cây khi trộn cùng thịt nạc của heo và đốt nóng dùng để xông cho vùng xương khớp sẽ làm giảm đau tức thì.

Bồ đề làm thuốc

Bồ đề làm thuốc

Chữa trúng gió

Nhựa cây Bồ Đề còn có tác dụng an thần, hạ khí như cây hương thảo, nên được sử dụng để giải trừ các khí độc, gió độc có hại cho sức khỏe.

-50% Lá Bồ Đề Tài Lộc - Bình An - May Mắn ốp...
6.000 12.000
Mua Ngay
AE__shopeevn shopee.vn
-48% Vòng tay hạt bồ đề tốt cho sức khỏe
17.614 34.537
Mua Ngay
AE__shopeevn shopee.vn
-45% Hạt giống cây bồ đề ấn độ ( 1 gram + tặng...
19.000 35.000
Mua Ngay
AE__shopeevn shopee.vn
-36% Hạt giống cây bồ đề Ấn Độ - 1 gói 1gram (...
19.000 30.000
Mua Ngay
AE__shopeevn shopee.vn
Cây bồ đề trắng tạo mảng xanh hay tạo bonsai
25.000
Mua Ngay
AE__shopeevn shopee.vn
Tranh treo tường nghệ thuật hiện đại hình xương lá bồ đề...
149.000
Mua Ngay
AE__shopeevn shopee.vn
Cập nhật lần cuối vào:5 Tháng mười hai, 2024 7:53 sáng

Ý nghĩa cây bồ đề

Trong Phật giáo, cây Bồ Đề được cho là nơi mà phật Thích ca mâu ni tu thành chín quả trong suốt 49 ngày đêm. Thời gian này cũng là thời gian Phật tìm ra được các triết lý, đạo lý là cơ sở cho phật giáo ra đời. Chính vì thế về tâm linh, khi trồng Bồ Đề và hướng về chánh đạo sẽ được Phật phù hộ, tu hành đúng đường. Ngược lại nếu con người mưu toan, bất hiếu, không biết sám hối lỗi lầm thì Bồ Đề sẽ là nơi ẩn náu của ma vương.

Ý nghĩa cây bồ đề

Ý nghĩa cây bồ đề

Cây Bồ Đề trong phong thủy cũng có những ý nghĩa nhất định. Chúng tượng trưng cho đức tính lương thiện, ngay thẳng và sự sám hối, giác ngộ của con người. Bên cạnh đó cây còn có tác dụng giải trừ tà ma đem đến may mắn, an yên cho gia chủ.

Cách nhân giống và trồng bồ đề

Cách nhân giống cây bồ đề

Có 2 phương pháp đó là gieo hạt hoặc giâm cành để nhân giống cây Bồ Đề. Đối với phương pháp gieo hạt, bạn lấy hạt quả Bồ Đề đã chín và tiến hành gieo. Nếu chưa phải là thời gian thích hợp để gieo, bạn có thể phơi khô chúng và để nơi khô ráo sau đó mang ra gieo cây khi có điều kiện hợp lý.

Nhân giống bồ đề bằng cách giâm cành

Nhân giống bồ đề bằng cách giâm cành

Với phương pháp giâm cành, bạn nên chọn những cành cây không quá già và quá non. Sau đó tiến cắt một phần lớp biểu bì bên ngoài, đắp đất có đầy đủ dinh dưỡng lên vùng cắt đó. Vài tháng sau bạn đã có thể tách cây con ra khỏi cây mẹ và trồng chúng trên mặt đất.

Top 100 Loại Cây Cảnh Dễ Trồng, Dễ Chăm Sóc Nhất “Hệ Mặt Trời”

Cách trồng cây bồ đề

Thời gian trồng

Thời điểm thích hợp nhất để trồng cây là đầu mùa xuân. Tuy nhiên bạn cũng có thể trồng bất kì thời gian nào trong năm nhưng nên tránh khi thời tiết quá nóng hoặc mưa lớn.

Đất trồng

Đất trồng phù hợp cho cây là loại đất tơi xốp và giàu dinh dưỡng. Độ pH của đất nằm trong khoảng 5 – 6.

Cách trồng cây bồ đề

Cách trồng cây bồ đề

Cách trồng cây bồ đề

Trước tiên bạn hãy dọn sạch cỏ dại và bón phân hữu cơ cho đất. Tiếp theo tiến hành trồng cây hoặc cho hạt cây vào phần đất đã bón phân. Tưới nước cho cây sao cho đảm bảo đất có đủ độ ẩm nhưng không quá ướt và bị ngập úng. Bạn hãy tưới theo chu kì 2 ngày/ lần để cây có thể nảy chồi hoặc sinh trưởng tốt nhé.

VÒNG TAY BỒ ĐỀ TINH NGUYỆT DÂY NGŨ SẮC KHẮC OMMANI CÁT...
120.000
Mua Ngay
AE__tikivn tiki.vn
Vòng Lắc Tay Nam Rồng Vàng + TẶNG LÁ BỒ ĐỀ MAY...
250.000
Mua Ngay
AE__tikivn tiki.vn
Vòng tay nữ hạt mã não và hạt bồ đề VT080
270.000
Mua Ngay
AE__tikivn tiki.vn
Tranh lá bồ đề tự nhiên in hình phật để bàn 16x21...
299.000
Mua Ngay
AE__tikivn tiki.vn
tranh lá bồ đề
585.000
Mua Ngay
AE__tikivn tiki.vn
Tranh Gỗ Decor Gỗ Bồ Đề Tỉnh Thức Treo Tường Trang Trí...
780.000
Mua Ngay
AE__tikivn tiki.vn
Cập nhật lần cuối vào:5 Tháng mười hai, 2024 7:53 sáng

Chăm sóc cây bồ đề như thế nào?

Nhiệt độ thích hợp

Tuy sinh sống ở vùng khí hậu nóng ẩm nhưng khả năng chịu lạnh của Bồ Đề khá cao. Mặt khác loài cây này cũng không thể tồn tại khi ở nhiệt độ quá cao. Vậy nên, nhiệt độ phù hợp để tạo điều kiện thuận lợi cho cây phát triển là từ 16 – 37 độ C.

Điều kiện ánh sáng

Vì là loài cây có tán lá rộng và dày nên nhu cầu ánh sáng để tiến hành quang hợp là khá nhiều. Bạn nên trồng chúng ở những nơi có nhiều ánh sáng, thoáng đãng để cây phát triển được tốt nhất.

Chăm sóc bồ đề

Ánh sáng cho cây bồ đề

Lượng nước tưới

Đối với các cây còn non, bạn cần thường xuyên tưới nước và giữ cho đất luôn được ẩm. Thời gian tưới nước hợp lý cho cây là 2 – 3 ngày/ lần vào sáng hoặc chiều tối. Bạn cũng không nên tưới quá nhiều nước để tránh làm ngập úng đất và thối rễ của cây.

Đối với cây trưởng thành bạn có thể ít tưới nước hơn do khả năng hấp thụ nước mưa của chúng tốt hơn. Tuy nhiên vào những ngày thời tiết nắng nóng cây vẫn cần được tưới nước từ 3 – 4 lần/ tuần để đảm bảo được nhu cầu nước.

Chu kì bón phân

Bạn nên bón phân cho Bồ Đề theo một chu kì nhất định và theo từng giai đoạn sinh trưởng của cây. Chu kì bón phân có thể từ 2 – 3 tháng và thay đổi tùy theo nhu cầu của cây. Về loại phân bón, khoảng 4 – 5 tháng đầu khi trồng cây bạn nên sử dụng các loại phân hữu cơ để cây non có thể sinh trưởng tốt. Khi cây đã được trên 6 tháng bạn có thể sử dụng phân bón tổng hợp NPK để kích thích chúng phát triển mạnh.

Bón phân bồ đề

Bón phân bồ đề

Chăm sóc, cắt tỉa

Thường xuyên diệt cỏ dại và dọn dẹp phần đất xung quanh gốc cây sẽ giúp tránh các loại cây dại hấp thụ hết dinh dưỡng trong đất. Bên cạnh đó, bạn cũng nên cắt tỉa những cành, lá bị sâu hại hoặc đã chết để cây có thể sinh trưởng tốt nhất.

Vòng bồ đề kim cang 108 hạt kết hợp đá granet

Bồđềkimcang#Vòngbồđề#Chuỗihạt108#ChuỗihạtniệmPhậtChuỗi bồ đề kim cang 6 hoặc 8mm, 108 hạt, em xâu với đá garnet làm chỗ dừng chân cho mọi người n
320.000
Mua Ngay
AE__sendovn sendo.vn
Cập nhật lần cuối vào:5 Tháng mười hai, 2024 7:52 sáng

Thông tin bổ sung

1. Cây bồ đề nên trồng ở đâu?

Bạn nên trồng cây Bồ Đề ở trước nhà do chúng tượng trưng cho những điều tốt lành và may mắn. Về tâm linh, loài cây này luôn gắn liền với Đức Phật, vì vậy khi trồng ở mặt tiền sẽ xua đuổi được tà ma, quỷ dữ mang đến bình an cho gia đình. Ngoài ra cây có tán cây rậm và rộng nên khi được trồng trước nhà sẽ tạo bóng mát cho sân đặc biệt là vào những ngày nóng nực.

Cây bồ đề nên trồng ở đâu?

Bạn nên trồng bồ đề ở trước cửa nhà

2. Cây bồ đề có phải cây đa không?

Cây Đa và cây Bồ Đề đều là những dạng cây có tuổi thọ dài và có các đặc điểm khá giống nhau. Mặt khác chúng đều thuộc chi Đa Đề hay còn gọi là chi Ficus, họ dâu tằm – Moraceae. Địa điểm trồng chúng thường là ở các đình, chùa, miếu và các di tích. Tuy nhiên cây Đa và cây Bồ Đề là hoàn toàn khác nhau.

Cây bồ đề có phải cây đa không?

Bồ đề và Đa là 2 loài cây khác nhau

Cây Đa có lá dày, cứng và có màu xanh đậm hơn, chúng có dạng elip khác với hình trái tim của lá Bồ Đề. Quả đa có màu vàng, cam hoặc đỏ trong khi quả Bồ Đề có màu xanh lá và khi chín có màu tím. Bên cạnh đó nhựa Bồ Đề có mùi thơm dịu khá giống với hương vani còn nhựa cây đa không có mùi. Mặc dù hai loại cây này có ngoại hình khá giống nhau nhưng bạn có thể dễ dàng phân biệt được chúng qua những đặc điểm ở trên.

3. Bồ đề có phải là vua của các loài cây ở Ấn Độ không?

Trên thực tế, bồ đề không phải là vua của các loài cây ở Ấn Độ, mà vua của các loại cây ở Ấn Độ là cây đa. Cây Đa được xem là quốc cây của Ấn Độ và tại các nước Đông Nam Á chúng được xem là vua của các loài cây. Nó thường được trồng ở những nơi linh thiêng, thờ cúng của Đông Nam Á nói chung và của Ấn Độ nói riêng. Những chùm hoa Đa được người Ấn Độ sử dụng như một nơi trú ẩn khỏi cái nóng oi bức của thời tiết và chúng được họ tôn sùng vì điều này.

Bồ đề có phải là vua của các loài cây ở Ấn Độ không?

Bồ Đề không phải là vua của các loài cây ở Ấn Độ

Theo văn hóa dân gian của Ấn Độ cổ đại, Chúa Krishna từng an nghỉ trong chiếc lá Đa và sống ở đó như một vị thần Hindu. Cây Đa lớn nhất còn tồn tại cho đến ngày nay được gọi là Cây Đa vĩ đại. Theo những ghi chép vào thế kỉ 19 thì cây này đã có tuổi đời lớn hơn 250 năm.  Và cũng chính là vua của các loài cây ở đất nước này.

Sự thật về Hoa Ưu Đàm 3000 năm nở một lần…

4. Sự tích cây bồ đề

Tên gọi Bồ Đề hay Giác Ngộ được bắt nguồn từ một câu chuyện cổ. Ngày xưa có ngôi làng Sambodhi ở sâu trong rừng nay thuộc bắc Ấn Độ có một hoàng tử tên là Gautama Siddhartha đã đi khất thực. Người đã đến sông Falgu – Ấn Độ và ngồi thiền dưới gốc bồ đề trong vòng 49 ngày đêm và tu thành chính quả. Sau đó Gautama Siddhartha đã tới Sarnath để giảng dạy và hướng mọi người theo Phật giáo.

Sự tích cây bồ đề

Sự tích cây bồ đề

Bồ Đề là phiên âm của từ Bodhi trong tiếng Phạn để chỉ sự giác ngộ, thức tỉnh và thông suốt trái ngược với sự toan tính, u mê của con người. Chính vì vậy cây Bồ Đề luôn tượng trưng cho sự cảnh tỉnh, bình yên và trở thành biểu tượng gắn liền với đạo Phật.

5. Hình ảnh cây bồ đề đẹp

Bồ đề Mini được trồng trong chậu tròn cùng với các nhân vật làm bằng gốm tạo ra tiểu cảnh phong thủy độc đáo.

Hình ảnh cây bồ đề đẹp 1

1.

Cây bồ đề đỏ được trồng trong chậu và uốn cành, cắt tỉa dáng tròn phù hợp trang trí cho sân nhà của bạn.

Hình ảnh cây bồ đề đẹp 2

2.

Cây bồ đề Ấn Độ được trong ở mặt tiền của các công trình cổ. Chúng thường có tán rộng, che phủ tốt tạo bóng mát và tượng trưng cho sự thánh thiện.

Hình ảnh cây bồ đề đẹp 3

3.

Cây bồ đề Bonsai được cắt tỉa theo dáng tròn có chức năng làm cảnh và mang lại sự may mắn, thuận lợi cho những người trong gia đình.

Hình ảnh cây bồ đề đẹp 4

4.

Bạn cũng có thể dùng cây Bồ Đề nhỏ trồng trong chậu trắng đặt tại ban công, góc sân để tạo không gian xanh và ý nghĩa.

Hình ảnh cây bồ đề đẹp 5

5.

Phật ngồi dưới gốc cây Bồ Đề là hình ảnh xuất hiện hầu hết trong các đền, chùa ở các nước Đông Nam Á.

Hình ảnh cây bồ đề đẹp 6

6.

Bồ Đề có độ che phủ tốt, được trồng xung quanh các miếu, đền để tạo không khí trong lành và yên tĩnh.

Hình ảnh cây bồ đề đẹp 7

7.

Ngoài ý các ý nghĩa phong thủy, tâm linh, Bồ Đề cũng là loài cây cảnh có độ thẩm mỹ cao trang trí cho mặt tiền ở những nơi linh thiêng.

Hình ảnh cây bồ đề đẹp 8

8.

Bồ Đề trồng tại các công viên, khu vui chơi để tạo không gian thoáng đãng, tự nhiên.

Hình ảnh cây bồ đề đẹp 9

9.

Bồ Đề được uốn cành dạng lượn sóng, thân cây cổ thụ có trị giá từ vài trăm triệu đến vài tỉ đồng.

Hình ảnh cây bồ đề đẹp 10

10.

Trên đây là những thông tin về đặc điểm, công dụng và sự tích của cây bồ đề để bạn có thể hiểu rõ hơn về loài cây này. Chúc bạn tìm được mẫu cây phù hợp với không gian và phong thủy để mang lại may mắn, sức khỏe cho gia đình mình!

3 Bình luận
Hiển thị tất cả Hữu ích nhất Đánh giá cao nhất Xếp hạng thấp nhất Thêm đánh giá của bạn
  1. Vòng có màu đẹp, vừa tay, giao hàng nhanh

  2. Vòng gỗ thơm, giống hình

  3. Vòng tay khá rộng, nhưng đẹpppppp!

Để lại trả lời

ReviewChuẩn.VN website review sản phẩm
Logo